Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và các đốt sống thắt lưng gây nên các cơn đau tê buốt, nếu không sớm phát hiện và chữa trị có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống. Vậy nên nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng cùng những hiểu biết về bệnh sẽ giúp chúng ta kịp thời có biện pháp can thiệp, đưa ra giải pháp chữa trị tốt nhất.

TỔNG QUAN BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Đĩa đệm là gì? Là bộ phận nằm giữa các đốt cột sống, có hình dạng giống như thấu kính lồi 2 mặt bao gồm: nhân nhầy (như gel), vòng sợi và sụn. Cột sống có tổng cộng 23 đĩa đệm (5 cổ, 11 lưng, 4 thắt lưng và 3 chuyển đoạn) đảm nhiệm vai trò giúp cho chúng ta có thể linh hoạt chuyển mình, đặc biệt là hấp thụ lực từ các va chạm đến cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép thường xuyên, chèn ép quá mức khiến bao xơ nứt rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp được xếp vào loại nguy hiểm nhất với những cơn đau buốt cột sống đi kèm tê bì toàn thân người bệnh còn phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như: rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt hay teo chi.. thậm chí là liệt nửa người.

NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm và chúng ta có thể nhóm lại thành 5 bộ như sau:

  1. Lão hóa theo thời gian (tuổi tác): Tức là khi tuổi càng cao thì các chức năng của vòng sợi càng suy giảm, mâm sụn dần mất đi khả năng tự tái tạo.. Lúc này, nếu cột sống chịu nhiều tác động do chủ quan, khách quan sẽ có thể gây ra thoát vị đĩa đệm.
  2. Do chấn thương: Bị té ngã, đột ngột đổi tư thế hay các sang chấn tác động không đủ mạnh tới cột sống nhưng lặp lại nhiều lần cũng là một nguyên nhân.
  3. Thói quen, lối sống: Tập thể dục, chơi thể thao sai tư thế, ngồi quá lâu, ngồi gù, gập, ngủ gối cao, nâng vật nặng sai cách,.. đều là những thói quen không tốt gây ra thoát vị đĩa đệm.
  4. Đặc thù công việc: Các bệnh nhân đến thăm khám và bị chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thường là các đối tượng có nghề nghiệp: Văn phòng, lái xe (ngồi nhiều, ngồi lâu), công nhân (khuân vác, làm nặng), thợ xây, thợ quét vôi,…
  5. Nguyên nhân khác: Di truyền, chế độ dinh dưỡng, mang thai lớn, béo phì,..

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí bị trật của đĩa đệm, phần lớn xuất hiện những cơn đau lưng hay mỏi cổ. Tuy nhiên, vẫn còn những triệu chứng thoát vị đĩa đệm đặc trưng như sau:

  • Cơn đau khởi phát ở vùng cổ và lưng từ âm ỉ đến dồn dập, xuất hiện khi vận động và giảm đi khi chúng ta nghỉ ngơi.
  • Giảm biên độ vận động: Các hành động gập người, cúi, nghiêng, xoay sẽ có biên độ hẹp đi, nếu vượt quá sẽ gây ra triệu chứng đau nhức.
  • Rối loạn cảm giác, giảm khả năng cảm nhận, phản xạ của gân xương, teo cơ…
  • Ấn vào vị trí đau thấy cơn đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh; Dấu hiệu Lasègue: đau khi nâng chân góc 45 độ; Dấu hiệu Déjerine: hắt hơi làm đau cột sống.
  • Một số triệu chứng khác như: kém ăn sụt cân, khó ngủ, tiểu không ý thức,.. 

ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH

Đã được nhắc đến ở phần nguyên nhân, phần lớn thường là do tuổi tác, lối sống hằng ngày, công việc, còn lại một phần là do chấn thương khách quan gây ra.

BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

Các biện pháp được sử dụng để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay là: X-Quang, cản quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI).. Mỗi cách sẽ cho tỉ lệ chính xác và giá dịch vụ là khác nhau. Để tránh phải xét nghiệm nhiều lần bạn nên chọn phương pháp tối ưu nhất qua thông tin dưới đây:

  • X-Quang thường: Đĩa đệm không phản quang nên cách này chỉ phản ánh được giai đoạn muộn, khi mà xương bị hư, cột sống bị tổn thương (biến dạng, lệch, cong,..).
  • Chụp cản quang: Sẽ đưa chất cản quang vào để giúp phát hiện đĩa đệm hiển thị được trên phim. Tuy nhiên cách này phức tạp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chuẩn và chính xác cho biết rõ tình hình của đĩa đệm.
  • Cộng hưởng từ (MRI): Tổng hợp toàn bộ ưu điểm của các phương pháp trên, độ chính xác cao và an toàn.

CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆU QUẢ

Trong Tây y, bệnh thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, giảm nhanh triệu chứng kết hợp tập luyện, sinh hoạt điều độ. Chỉ có một số tỉ lệ rất nhỏ thuộc dạng cá biệt cần phải phẫu thuật do ảnh hưởng đã quá sâu đến cột sống.

Một số liệu pháp thay thế uống thuốc hoặc kết hợp song song như:

  • Phương pháp kéo nắn xương khớp
  • Massage
  • Châm cứu
  • Yoga

Về cơ bản thì đây là những liệu pháp của Đông y, chính vì vậy cũng hiểu được vì sao bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường lựa chọn cách chữa theo phương pháp Y học cổ truyền, kết hợp trị liệu vật lý.

Phòng khám Đông y Sinh Long Đường chuyên khám chữa các loại bệnh trong đó thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý được điều trị hiệu quả tại đây. Đã có rất nhiều bệnh nhân đến khám và chữa trị tại Sinh Long Đường đều cảm thấy giảm triệu chứng rõ rệt chỉ sau 1 tháng trị liệu và đã khỏi hẳn sau khi tuân thủ và hoàn tất liệu trình.

One thought on “Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

  1. Pingback: Cách nhận biết cao hổ cốt - Sinh Long Đường - Phòng Khám Chuyên Khoa Y Học Cổ Truyền Sinh Long Đường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485