Viêm da cơ địa thường khởi phát bệnh ngay từ khi còn nhỏ với triệu chứng điển hình: da khô tổn thương kèm theo ngứa. Trong số những người bị viêm da cơ địa thì có khoảng 35% sẽ có biểu hiện hen ít nhất một lần trong đời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện, đối tượng dễ mắc bệnh và phương pháp chẩn đoán, điều trị trong bài nghiên cứu bên dưới.
BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ?
Viêm da cơ địa còn được biết với tên chàm thể tạng hay eczema thuộc nhóm bệnh về da liễu, xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động quá mức với biểu hiện thường là ngứa và mẩn đỏ. Bệnh lý này gây ra hành động vòng lặp ngứa và gãi.
Vị trí phổ biến: Tùy từng thể trạng mà bệnh phát ra ở các vị trí khác nhau trên khắp cơ thể, nhưng tựu chung lại là ở: Mặt, tay và chân.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không, có lây không?
Có lẽ đây là nỗi lo lắng, băn khoăn của tất cả các bệnh nhân viêm da cơ địa từ mới khởi phát cho đến bị lâu năm. Câu trả lời là:
- Bệnh lý viêm da do cơ địa ngoài biểu hiện mẩn ngứa gây khó chịu thì không gây ra biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, đó là ở thể nhẹ, còn thể nặng sẽ khiến người bệnh gãi nhiều dẫn tới những tổn thương về da: cấu trúc da bị phá vỡ, nhiễm khuẩn do tay bẩn làm lở loét, nứt nẻ… Do đó khi bệnh thuyên giảm có thể để lại sẹo xấu làm mất thẩm mỹ.
- Ngoài ra, do bệnh lý thuộc dạng mạn tính nên việc chữa và điều trị có thể kéo dài trong nhiều năm. Nếu không điều trị đúng, bôi thuốc sai cách có thể gây ra bội nhiễm, nhờn thuốc làm bệnh nặng hơn kèm theo một số biểu hiện sốt, mệt mỏi, mụn mủ, mụn nước, nội tạng bị tổn thương… tỉ lệ tử vong từ 1 – 9%.
- Liệu trình trong Tây y thường phải dùng rất nhiều loại thuốc, nếu điều trị kéo dài sẽ làm tổn hại đến chức năng gan, dạ dày, có thể có phản ứng phụ.
- Người bị viêm da cơ địa ở mắt có thể khiến mắt cảm thấy khó chịu, mất tự nhiên, dụi mắt có thể làm viêm mí mắt, viêm giác mạc..
Viêm da cơ địa thường khiến người khác lo sợ và tránh xa vì nghĩ sẽ bị lây truyền nếu tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, thực tế bệnh lý này lại vô hại với người khác, không lây truyền, nếu có thì là qua con đường di truyền.
NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM DA CƠ ĐỊA LÀ GÌ?
Viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân, tuy nhiên qua những nghiên cứu đều cho thấy bệnh lý này có liên quan đến di truyền. Bố hoặc mẹ bị bệnh (viêm da do cơ địa, dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng) thì con có tỷ lệ mắc bệnh, nếu cả bố và mẹ cùng bị thì phần trăm cao hơn.
Một số yếu tố sau đây được cho là nguyên nhân khiến bệnh khởi phát và tiến triển nặng hơn đã được kiểm chứng:
- Tiếp xúc với các loại hóa chất như: sơn, nhựa, gôm xịt tóc, dầu gội, sữa tắm, xà phòng,..
- Môi trường khói bụi, bẩn, ẩm mốc, ánh nắng,..
- Các trường hợp sau đây được biết đến là có khả năng cao gây dị ứng khi tiếp xúc: mặc quần áo dày hoặc bó sát, tắm nước quá nóng, phấn hoa, nước hoa, động vật, thức ăn..
- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến bệnh viêm da cơ địa khởi phát và nặng hơn
- Hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, rối loạn chức năng
- Các loại vi khuẩn ví dụ như Staphylococcus aureus ngăn chặn tuyến mồ hôi.
- Thuốc hoặc vắc xin có thể chứa thành phần gây kích ứng
- Thực phẩm có thể khiến cơ thể bị dị ứng làm bệnh khởi phát.
TRIỆU CHỨNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA VIÊM DA CƠ ĐỊA
Những biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng phụ thuộc vào thể trạng của từng đối tượng nhưng thường thấy nhất là:
- Da thô ráp, dày lên, nứt nẻ và bong tróc
- Ngứa đặc biệt là vào ban đêm, xót khi tiếp xúc với nước.
- Mẩn đỏ, phát ban, có thể xuất hiện dịch
Biểu hiện còn được nhận biết qua một số bệnh lý thường xuất hiện khi bị viêm da cơ địa:
- Bị hen suyễn: Các nghiên cứu cho thấy trẻ em bị viêm da cơ địa cũng từng mắc hen suyễn.
- Nhạy cảm với hóa chất, các loại xà phòng dầu gội, sữa tắm,.., phấn boa.
- Rối loạn giấc ngủ
Tùy từng độ tuổi mà bệnh cũng xuất hiện một số biểu hiện khác nhau:
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Bệnh thường khởi phát từ tuần thứ 3 sau sinh và kéo dài trong suốt 18 – 24 tháng tuổi. Biểu hiện ban đỏ, mụn nước dễ vỡ ở các vị trí như má, vùng da đầu, cổ, bắp chân tay..
Viêm da cơ địa ở trẻ em
Vị trí: nếp gấp khuỷu tay, gần mắt, 2 bên cổ. Biểu hiện mẩn đỏ loang lổ, da mụn nước làm trẻ biếng ăn, khó chịu.
Viêm da cơ địa ở người lớn
Da khô ráp, dày lên, dịch xuất hiện bịt kín lỗ chân lông, gãi sẽ bong tróc vảy. Xuất hiện nhiều ở nếp gấp chân tay, rốn, chàm quanh mí mắt, ở vú, tái phát nhiều lần.
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN
Thường là dựa trên thông tin kể từ bệnh nhân, thăm dò da bệnh để đưa ra kết luận. Tuy nhiên, cần thực hiện thêm một số bài test khác như: huyết học, sinh hóa,.. để loại trừ các bệnh khác có biểu hiện tương tự.
CÁCH CHỮA VIÊM DA CƠ ĐỊA DỨT ĐIỂM
Hiện nay, chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả nhất vẫn là theo phương pháp của Đông y và Tây y. Mỗi cách sẽ cho một ưu điểm riêng, tham khảo thông tin dưới đây để đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp:
Chữa viêm da cơ địa theo Tây y
Người bệnh thường được kê đơn thuốc có các loại như kháng sinh, thuốc bôi chứa thành phần corticoid để chống viêm, dịu cơn ngứa, trị mụn..
Đặc điểm: Tác dụng nhanh nhưng rất dễ tái phát lại. Các loại thuốc tây thường gây tác dụng phụ, ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng gan, tuyến thượng thận, dạ dày,.. Thuốc bôi chứa corticoid thành phần gây mỏng da, da yếu và dễ kích ứng.
Điều trị viêm da do cơ địa theo Đông y
Chữa viêm da cơ địa theo phương pháp Đông Y đang trở thành xu hướng được nhiều người tìm đến bởi tính an toàn cao, sử dụng thuốc chủ yếu là thảo dược tự nhiên, lành tính không gây kích ứng, không phản ứng phụ mà lại cho hiệu quả lâu dài.
Quan niệm của Đông y, viêm da cơ địa xuất phát từ khả năng thải độc của cơ thể, rối loạn chức năng gan, thận,.. Vậy nên bài thuốc thường bao gồm các vị giúp bồi bổ can thận, giải độc, tăng cường chức năng gan,.. để giải quyết vấn đề từ nội sâu bên trong. Cùng với đó là kết hợp bôi ngoài để kích thích khả năng kháng khuẩn, chống viêm giúp vùng da bệnh mau chóng phục hồi, không để lại sẹo, sáng trở lại.
Tuy nhiên, việc điều trị muốn được hiệu quả cần phải kiên trì, tuân theo các lời dặn của bác sĩ.
Phương pháp chưa được kiểm chứng: Dân gian
Một số bệnh nhân tự tìm hiểu và làm theo các phác đồ điều trị dân gian bởi nguyên liệu dễ kiếm, không tốn kém, dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây đều là những cách chưa được kiểm chứng, có thể hiệu quả với người này nhưng lại gây hại với thể trạng khác.
=> Chính vì vậy cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn chữa bệnh bởi các bác sĩ chuyên môn, không nên tự ý thực hiện tại nhà.
Một số biện pháp giúp kiểm soát, hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa
- Thực hiện dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần trong 1 ngày
- Cố gắng không stress, phải luôn thư giãn và thoải mái
- Không gãi
- Rửa sạch tay trước khi thoa thuốc
- Tắm bằng nước ấm, dùng các loại xà phòng nhẹ hoặc thuốc được kê theo đơn của bác sĩ
- Che vết thương rỉ dịch bằng loại băng ẩm, mát chuyên dụng
- Mặc quần áo thoáng mát, mềm mại
Đến với Đông y Sinh Long Đường bạn luôn được đón tiếp tận tình bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, lấy sự an toàn của bệnh nhân, hiệu quả làm đầu. Mọi thông tin tư vấn về khám chữa viêm da cơ địa hãy liên hệ số hotline 0974.070.485.