Bà bầu bị ngứa dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không? Nổi mề đay khi mang thai phải làm sao, có nên dùng thuốc hay để vậy? Cách chữa nổi mề đay cho bà bầu hiệu quả và an toàn? Đều là thắc mắc chung của người bệnh cũng như người nhà có mẹ bầu bị nổi mề đay. 

Điều trị cho bà bầu cần thật cẩn trọng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe 2 mẹ con. Vì vậy, đọc thật kỹ những thông tin dưới đây để biết cách chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn nổi mề đay như thế nào nhé! 

Tổng quan bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Mẩn ngứa nổi mề đay thường gặp ở bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc 3 tháng cuối với tỷ lệ khoảng 0,25% – 1%. Bệnh thường tập trung ở một số vị trí phổ biến: bụng, đùi, tay chân với đặc trưng là các nốt sần nhỏ, màu đỏ hồng, ngứa,..

Nổi mề đay ở bà bầu được chia làm 2 dạng: 

  • Mề đay cấp tính: Thời gian xuất hiện đến khi tự biến mất có thể là 24h hoặc dưới 6 tuần. Mẩn ngứa có thể ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. 
  • Mề đay mãn tính: Thời gian của bệnh lên đến trên 6 tháng hoặc một năm, bùng phát theo các đợt khác nhau.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay

  • Thực phẩm chức năng: Tăng cường bổ sung canxi, sắt, thuốc bổ,.. trong thời kỳ mang thai có thể làm mẹ bị nổi mề đay.
  • Thực phẩm khác: Mẹ bầu ăn một số thực phẩm như hải sản, lạc, quả hạnh nhân, đậu phộng,.. hoặc ăn uống không khoa học, thiếu chất.
  • Thay đổi nội tiết tố: Mang thai dẫn đến nhiều biến chuyển trong cơ thể bao gồm nội tiết tố Estrogen và Progesterone từ đó làm gia tăng tế bào hắc tố, Proopiomelanocortin gây nên bệnh nổi ngứa mề đay.
  • Do thuốc: Thuốc vắc xin, thuốc bổ có thể chứa thành phần gây kích ứng khiến bà bầu bị nổi mề đay.
  • Môi trường, thời tiết, nhiệt độ: Cơ thể phụ nữ mang thai không thể thích ứng kịp sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ hay môi trường sống có thể dẫn tới bùng phát nổi mề đay.
  • Dị nguyên: Một số mẹ bầu bị dị ứng với côn trùng, bụi hay phấn hoa, động vật,..
  • Nguyên nhân khác: Chức năng gan suy giảm, hệ miễn dịch suy giảm, mỹ phẩm, di truyền,..

Triệu chứng nổi mề đay ở bà bầu

Dưới đây là triệu chứng nổi mề đay ở phụ nữ mang thai:

  • Nổi mẩn, phát ban đỏ: Các nốt to nhỏ khác nhau, tập trung hay rải rác trên bụng, gần các vị trí rạn, chân tay, cổ,.. 
  • Ngứa: Triệu chứng điển hình ở mọi đối tượng kể cả bà bầu. Ngứa dữ hơn vào ban đêm.
  • Sưng phù: Một số người bị sưng phù tai mí mắt, môi hay các vùng da mỏng khác.
  • Cảm giác nóng rát tại vùng da bệnh
  • Triệu chứng khác: Một số biểu hiện khác kèm theo như sốt, họng đau, đầu đau, mệt mỏi, tụt huyết áp, khó thở,…

Nổi mề đay khi mang thai có nguy hiểm không?  

Bà bầu bị dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nhưng nếu không chữa trị kịp thời và chăm sóc đúng cách có thể ảnh hưởng rất nặng tới sức khỏe của thai nhi và mẹ:

Ngứa do bệnh mề đay khiến bà bầu mất ngủ, suy nhược cơ thể, suy hô hấp, phù mạch, stress, nhiễm trùng,.. đều có thể dẫn tới sinh non.

Con sinh ra có thể bị:

  • Huyết quản dị dạng
  • Mề đay do di truyền
  • Tim bẩm sinh dẫn tới thiếu máu não
  • Môi hở hàm ếch, tay chân thiếu ngón
  • Dị tật về mắt: viêm võng mạc, đục thủy tinh thể, lác…

Nổi mề đay là bệnh không lây nhiễm nên không nguy hiểm khi người nhà chăm sóc người bệnh cũng như người ngoài có thể tiếp xúc với mẹ bầu một cách bình thường.

Cách chữa dị ứng nổi mề đay cho bà bầu

1. Chữa mề đay cho bà bầu theo cách dân gian

Phương pháp dân gian sử dụng các nguyên liệu thảo dược tự nhiên lành tính không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Dùng trà thảo mộc

Một số loại trà như: Atiso, hoa cúc hay chè vằng,.. rất tốt cho việc thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ độc tố mang lại hiệu quả cao cho việc hỗ trợ điều trị mề đay của mẹ bầu.

Mướp đắng

Cách chữa mề đay cho bà bầu với mướp đắng giúp giải nhiệt, tiêu diệt vi khuẩn và chống lại virus. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Mướp đắng rửa sạch và thái lát nhỏ
  • Đun sôi với nước trong thời gian 10 phút và cho thêm một chút muối
  • Khi nước ấm lên thì bắc ra và sử dụng để rửa vùng da bệnh, bã dùng để đắp
  • Thực hiện 2 ngày 1 lần để có hiệu quả.

Bà bầu có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng tuần. Mướp đắng không dùng cho người bị dạ dày, người mắc các bệnh về gan, thận.

Cham Soc Ba Bau Noi Me Day

Các phương pháp khác đã được liệt kê rất chi tiết trong bài viết trước, đọc giả có thể tham khảo khi truy cập “10 cách chữa nổi mề đay tại nhà bằng phương pháp dân gian“.

2. Cách chữa mề đay mẩn ngứa cho bà bầu bằng thuốc

Lưu ý:

  • Sử dụng thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ da liễu
  • Tuân thủ liều lượng, quy tắc chữa bệnh của bác sĩ
  • Dừng thuốc ngay nếu có dấu hiệu bất thường
  • Không tự ý thay đổi thuốc, tự mua thuốc tự chữa.

Lưu ý khi chăm sóc và chữa nổi mề đay cho bà bầu

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay cần được chăm sóc và chữa theo cách đặc biệt. Để tăng hiệu quả điều trị chúng ta cần kết hợp và làm theo những quy tắc dưới đây:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước ấm; Ngưng dùng hóa chất, mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm,..; Không thức khuya, nghỉ ngơi điều độ;..
  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu vải mềm mại
  • Nếu ngứa quá có thể sử dụng: 3 mẹo giảm ngứa mề đay đơn giản nhưng hiệu quả tức thì
  • Không gãi, khi tắm không chà xát mạnh, tắm với nước ấm, thời gian khoảng 5 phút.
  • Vệ sinh sạch vùng da bệnh trước khi bôi thuốc.
  • Nên ăn các thực phẩm: giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,.. và bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin C, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước,..
  • Không ăn và kiêng các thực phẩm: Hải sản, thực phẩm giàu đạm, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn,..

Đó là những thông tin cần thiết để bạn biết cần phải làm gì khi bà bầu bị dị ứng nổi mề đay. Hãy liên tục cập nhật những thông tin bổ ích và mới nhất về bệnh mề đay tại website Sinh Long Đường nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485