Nổi mề đay uống thuốc gì? Bị dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay sau sinh uống thuốc gì? Là những câu hỏi được hỏi nhiều nhất hiện nay từ các bệnh nhân mới hoặc đã điều trị lâu năm nhưng không khỏi. Nhằm mang lại cho đọc giả những kiến thức bổ ích, Sinh Long Đường xin chia sẻ 3 loại thuốc đặc trị cho người bị dị ứng nổi mề đay trong chủ đề bài viết dưới đây.
Dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì mau khỏi?
1. Thuốc Tây y
Các loại thuốc kháng histamin, thuốc bôi ngoài da chống ngứa, kháng viêm hay thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh, giảm đau,.. Một số loại thuốc thông dụng được sử dụng và khá hiệu quả như:
- Thuốc kháng histamin: Desloratadine (Clarinex), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra) hay Loratadine (Claritin). Tác dụng giúp ức chế sản xuất histamin một chất tạo ra biểu hiện ngứa, nổi mẩn khi cơ thể bị dị ứng mề đay.
- Thuốc corticoid dạng bôi và uống: Hydrocortison, Triamcinolone, Flucinar hay Enoti (là những loại thuốc bôi phổ biến cho thể nhẹ); Thuốc uống phổ biến dùng cho các tình trạng nặng hơn gồm Methylprednisolone hay Prednisone, Cortisol,..
- Thuốc Omalizumab (một kháng thể nhân tạo đơn dòng) được dùng cho những bệnh nhân bị mề đay mãn tính, khó chữa trị.
Lưu ý:
- Thuốc tây có ưu điểm là xử lý nhanh triệu chứng, giảm ngứa nhanh, mau khỏi bệnh
- Nhược điểm dễ tái phát, tiềm ẩn tác dụng phụ từ nhẹ cho đến nguy hiểm nếu điều trị lâu dài
- Không được tự ý mua và sử dụng mới hay theo đơn cũ mà chưa đi khám mới hoặc khám lại.
- Sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tăng liều, không dừng thuốc sớm.
2. Thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian chữa mề đay thường rất dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, lành tính mà hiệu quả lại rất tốt. Sinh Long Đường đã có bài chia sẻ, được chọn lọc rất kỹ về phương pháp chữa nổi mề đay theo các bài thuốc dân gian mà bạn có thể truy cập và nghiên cứu TẠI ĐÂY.
3. Thuốc nam Đông y
Bài thuốc chữa dựa trên quan niệm về mề đay trong Đông y. Bệnh sinh ra bởi nguyên nhân nóng trong, do khí huyết ứ trệ, gan thận rối loạn, suy giảm chức năng dẫn tới không thể đào thải chất độc ra ngoài theo cách tự nhiên dẫn đến nổi mẩn ngứa mề đay. Song song với đó là sự suy giảm của hệ miễn dịch làm cho cơ thể không chịu được các tác nhân xấu ngoại sinh cũng dẫn tới dị ứng mề đay.
Từ đó sử dụng các vị thảo dược quý giúp cải thiện tận gốc căn nguyên gây bệnh giúp loại bỏ mề đay hoàn toàn, rút ngắn thời gian điều trị, giảm khả năng tái phát xuống thấp nhất có thể mà lại không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Lưu ý: Cần lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín để có được dược liệu sạch. Thuốc được bốc sát bệnh, gồm các vị quý mới mang lại giá trị cao cho quá trình điều trị.
Nổi mề đay sau sinh uống thuốc gì?
Với những bà mẹ sau sinh đang cho con bú thì câu hỏi này là mối quan tâm hàng đầu. Vậy nổi mề đay sau sinh nên uống thuốc gì để không làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc em bé? Câu trả lời là không nên điều trị bằng phương pháp uống thuốc bởi tất cả các loại thuốc theo Tây y, dân gian hay Đông y đều làm ảnh hưởng đến sữa mẹ:
- Ít thì làm mất mùi vị khiến trẻ bỏ bú, bú ít
- Nhiều thì làm thay đổi thành phần chất dinh dưỡng => ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ, nhất là trong giai đoạn phát triển 6 tháng đầu đời.
=> Nổi mề đay sau sinh không nên uống bất cứ loại thuốc gì hết mà chỉ điều trị ngoài da bằng các phương pháp dân gian tự nhiên có độ lành tính cao hoặc theo cách TẠI ĐÂY và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Đó là toàn bộ câu trả lời về bị dị ứng nổi mề đay uống thuốc gì cho bạn. Hy vọng đó là những điều bạn đang tìm kiếm. Mọi thắc mắc có thể gọi điện qua hotline hoặc đến trực tiếp cơ sở phòng khám Sinh Long Đường tại Hà Nội.