Cách chữa trị bệnh nổi mề đay theo phương pháp dân gian đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Vậy các mẹo chữa nổi mề đay bằng phương pháp dân gian này liệu có thực sự hiệu quả, đâu là cách tốt nhất, thực hiện như nào,.. mời đọc tiếp ở bài chia sẻ bên dưới.
Cách chữa mề đay bằng mẹo – thủ thuật
Nói là “cách chữa” thì hơi quá, có lẽ dùng từ “giảm” sẽ chính xác hơn. Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng (đặc biệt là ngứa) bạn nên áp dụng một số mẹo trị nổi mề đay khá hay như sau:
- Chườm lạnh: Một mẹo khá hiệu quả và dễ làm. Bạn chỉ cần lấy một ít đá, bọc vào một chiếc khăn mềm sạch rồi chườm lên vị trí nổi ngứa mề đay, các triệu chứng sẽ giảm đi đáng kể.
- Tắm với bột soda hay bột yến mạch.
- Giữ cơ thể ở nhiệt độ trung bình, mặc quần áo mềm mại, rộng rãi và làm việc trong không gian thoáng mát.
- Các phương pháp khác được liệt kê và giải thích rất rõ trong bài viết trước: “7 cách giảm ngứa mề đay bằng mẹo cực đơn giản tại nhà“.
Mẹo là một phương pháp cứu cánh khẩn cấp cực kỳ hữu dụng. Chính vì thế, đây là phần mà Sinh Long Đường muốn chia sẻ một chút trong đoạn đầu với đọc giả.
Tổng hợp 10 cách trị nổi mề đay bằng phương pháp dân gian
1. Cách trị nổi mề đay bằng lá tía tô
Trong Đông y, tía tô được coi là một loại thảo dược vườn nhà, có tính ấm thường sử dụng để điều trị một số bệnh da liễu nói chung và mề đay nói riêng.
Bên Tây y, người ta nghiên cứu và tìm ra trong thành phần của lá tía tô dân gian này có chứa hoạt chất, khoáng chất rất tốt cho da, hỗ trợ điều trị bệnh, giúp cải tạo và nuôi dưỡng: hydrocumin, perillaldehyd hay limonen cùng các vitamin thiết yếu.
Vậy cách sử dụng lá tía tô chữa mề đay sao cho hiệu quả? Mời đọc các bước hướng dẫn:
- Xay nhuyễn 1 nắm lá tía tô đã rửa thật sạch
- Đun sôi cùng với 1 lít nước rồi lọc loại bỏ bã
- Dùng nước đó để uống.
Bệnh nhân nên thực hiện điều trị trong vòng 1 tháng, uống cách ngày, mỗi ngày từ 3 đến 5 chén. Ngoài cách uống bạn cũng có thể dùng để đắp ngoài da cũng rất hiệu quả.
2. Cách chữa mề đay dân gian với nha đam
Nha đam vốn dĩ là nguyên liệu làm đẹp số 1 của chị em phụ nữ bởi trong thành phần có chứa rất nhiều loại khoáng chất, vitamin có lợi cho da. Cùng với đó là khả năng kháng viêm và dưỡng ẩm của: aloezin, anthraquinone, glycosid.
Cách thực hiện rất đơn giản: Lấy phần gel bên trong thân nha đam đắp hoặc bôi lên da và để dưỡng chất phát huy tác dụng trong 20 phút. Rửa lại bằng nước sạch.
3. Cách chữa nổi mề đay dân gian với nước từ cây rau má
Tại sao người ta lại dùng cây rau má để chữa bệnh nổi mề đay? Đó là vì tác dụng thanh nhiệt, giải độc và khả năng dưỡng ẩm vượt trội mà loại cây vườn nhà này sở hữu. Có 2 cách bào chế nước rau má sử dụng để uống như sau:
Cách 1: Rửa thật sạch (ngâm với nước muối) dùng để ăn sống hoặc xay nhuyễn với nước rồi uống.
Cách 2: Rau má rửa sạch đem phơi khô (bảo quản được lâu) rồi hãm như trà và dùng để uống.
4. Trị bệnh mề đay bằng cách tắm với lá trà xanh
Để chữa bệnh ngoài da, mề đay theo phương pháp dân gian không thể bỏ qua lá trà xanh. Thành phần chứa rất nhiều các hoạt chất chống oxy hóa, chống viêm, giúp dưỡng ẩm cho da, thanh nhiệt – giải độc cho cơ thể như flavonoid, tanin cùng các vitamin,..
Cách sử dụng:
- Lấy nắm lá trà xanh rửa thật sạch rồi đem đun sôi với nước.
- Dùng nước đó pha với nước sạch để tắm kết hợp bôi lên vùng da mề đay (nước chưa pha) để điều trị bệnh.
5. Cách chữa bệnh mề đay bằng phương pháp dân gian với cây chó đẻ
Nhờ tác dụng chống viêm và giải độc gan cực kỳ tốt, cây chó để được sử dụng để chữa và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh liên quan đến da bắt nguồn từ gan.
Cách thực hiện:
- Lấy lá cây chó đẻ rửa sạch và ngâm với nước muối
- Dã nát rồi đắp lên vùng da nổi ngứa mề đay
Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
6. Sử dụng lá bạc hà
Chữa mề đay bằng lá bạc hà là một phương pháp dân gian mang lại hiệu quả giám ngứa đến kinh ngạc do chứa nhiều limonene, mentol và camphen giúp kháng viêm và làm dịu da.
Cách thực hiện
- Lá bạc hà đem rửa sạch sau đó dã nát
- Dùng đắp lên vùng da bệnh
- Sử dụng mỗi ngày 2 lần cho đến khi khỏi bệnh
7. Cách chữa với lá hẹ
Trong lá hẹ có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, hỗ trợ cơ thể giải độc. Ngoài ra vitamin B của lá hẹ rất tốt cho việc làm sạch và phục hồi da khi bị nổi mề đay.
Cách sử dụng: Rửa sạch lá hẹ sau đó đem xay nhuyễn với một chút muối trắng rồi dùng đắp trực tiếp lên da. Có thể sử dụng lá hẹ nấu nước tắm cũng cho công dụng rất tốt.
8. Cách chữa mề đay với lá trầu không
Một cách dân gian được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu, đặc biệt là cho kết quả rất khả quan. Cách hoạt chất kháng viêm như phenol, chavicol cùng với các chất có tác dụng như kháng sinh giúp bạn bảo vệ da một cách tối ưu nhất trước các tác nhân xấu từ bên ngoài.
Trầu không có thể được sử dụng bằng phương pháp đun lấy nước tắm. Hãy kiên trì thực hiện hằng ngày, kết quả thu được trong quá trình điều trị nổi mề đay sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy.
9. Cách chữa nổi ngứa mề đay bằng đu đủ nấu giấm
Theo lương y Nguyễn Thành Long đây vừa là một món ngon bổ dưỡng lại vừa là bài thuốc hiệu quả trong chữa trị mề đay mãn tính.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Đu đủ xanh, gừng tươi thái lát và giấm
- Mang nguyên liệu trộn lẫn nhau và đun sôi cho đến khi cạn
- Sử dụng ăn mỗi ngày để giảm ngứa và chữa mề đay.
10. Sử dụng cây lô hội
Cách chữa nổi mề đay dân gian này không mới, nó khá hiệu quả nhờ cơ chế giải độc và kháng viêm, cải thiện triệu chứng ngứa cấp. Cách thực hiện đơn giản: Chỉ cần lấy một nhánh lô hội tước và thoa lên vùng da cần điều trị, các nốt mẩn sẽ tiêu đi nhanh chóng.
Đó là 10 cách trị bệnh nổi mề đay theo dân gian được áp dụng nhiều nhất hiện nay, lành tính và cho hiệu quả ấn tượng. Để biết thêm 6 cách chữa nổi mề đay dân gian tại nhà bằng cây phỉ, gừng tươi, lá khế, cây đinh lăng hay lá khế và nghệ đọc giả có thể truy cập và tìm hiểu TẠI ĐÂY.
Cách chữa nổi mề đay dân gian hiện hữu trong các bài thuốc Đông y
Nhờ ưu điểm trong chữa bệnh, nguyên liệu dễ sản xuất, lành tính (không chứa thành phần độc hại cho sức khỏe) nên một số bài thuốc trong Đông y cũng đã bổ sung loại dược liệu dân gian này.
Bài thuốc cổ phương 1: huyền sâm, đương quy, phòng phong mỗi loại 12g; kinh giới, cam thảo đất, nam hoàng bá, cỏ mực mỗi loại 16g và 20g kim ngân. Sử dụng nấu với nước vừa đủ rồi chia ra uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc cổ phương 2: liên kiều, kim ngân và kinh giới mỗi loại 10g; sinh đại, lô căn, bạc hà, ké đầu ngựa, ngưu hoàng, phù bình, trúc diệp mỗi loại 15g. Nấu thuốc với nước và uống 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc cổ phương 3: ké đầu ngựa 15g; đơn đỏ, đơn tướng quân, củ khúc khắc, kim ngân hoa, cam thảo đất mỗi loại 20g. Đun với nước cho cô lại thì dùng 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc cổ phương 4: quế chi 6g, gừng 8g, tía tô, kinh giới 10g, hành lá 15g. Đun nguyên liệu với nước cho cô đến khi còn lại 2 bát thì uống 2 lần trong ngày.
Bài thuốc cổ phương 5: cam thảo, xuyên khung, thuyền y, đương quy mỗi loại 6g; đan sâm, hà thủ ô, bạch thược, huyền sâm, đan bì mỗi loại 10g; sinh địa hoàng 15g. Sắc thành 3 bát ngày uống 3 lần.
Qua bài tìm hiểu về cách giảm ngứa mề đay nhanh bằng mẹo và cách trị bệnh nổi mề đay dân gian hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một phương pháp phù hợp với các nguyên liệu dễ kiếm xung quanh khu vực mình sinh sống. Mề đay là một bệnh được chữa hiệu quả tại Sinh Long Đường dựa trên công thức cổ phương đặc trị được cải tiến qua nhiều năm đã giúp nhiều người khỏi và không tái phát. Mọi thắc mắc đều được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên sâu khi liên hệ hotline hoặc đến trực tiếp phòng khám.