Nếu nắm được cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều phụ nữ có thể chủ động tránh thai tự nhiên hoặc tăng tỷ lệ mang thai. Cùng đọc tiếp để tìm hiểu cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt không đều nhanh và chính xác nhất.
Tuy nhiên, trước khi đi vào cách tính nên tìm hiểu một số kiến thức cơ bản như sau:
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi từ tuổi dậy thì cho đến hết tuổi sinh sản (mãn kinh). Kinh nguyệt được điều khiển bởi các hormone sinh dục nữ và nó phản ảnh mạnh mẽ vấn đề sức khỏe sinh sản.
Kinh nguyệt lặp đi lặp lại mỗi tháng nên người ta tính chu kỳ cho nó là khoảng 28 ngày (tuy nhiên một số trường hợp có thể giao động từ 25 – 35 ngày). Phụ nữ có kinh nguyệt tức không có thai.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt trung bình
Đối với chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định mỗi tháng việc xác định ngày rụng trứng cũng khá đơn giản như sau:
- Xác định chính xác ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt (một số dấu hiệu nhận biết như: đau bụng, dịch âm đạo khác thường, dễ cáu gắt, ngực đầy và căng tức, mỏi lưng, mất ngủ, vấn đề tiêu hóa, mụn,..).
- Xác định ngày kết thúc chu kỳ kinh nguyệt bằng cách tìm ngày có kinh tiếp theo qua các dấu hiệu nêu trên. Bằng cách này ta có thể tính được 1 chu kỳ kinh nguyệt của mình diễn ra trung bình trong bao nhiêu ngày.
Lưu ý: Có thể phải tính trên vài tháng để có được kết quả chính xác nhất. Đây cũng là cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Cách tính ngày rụng trứng khi chu kỳ kinh nguyệt không đều
Để tính được thời điểm trứng chín và rụng chúng ta cần biết quá trình kinh nguyệt bình thường diễn ra như thế nào?
Ngày đầu tiên (hành kinh) của kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày ra máu đầu tiên. Hiện tượng này xảy ra là do chu kỳ kinh nguyệt trước, trứng không được thụ tinh trong 2 ngày tại tử cung dẫn đến hoàng thể bị thoái hóa làm giảm sâu nồng độ hormone estrogen và progesterone đột ngột. Do vậy, niêm mạc tử cung cũng bị hoại tử, thoái hóa theo, bong vảy và thoát ra ngoài qua đường máu kinh.
Thời gian: 3 – 5 ngày, có khi là 7 ngày.
Ngay sau thời điểm này, tuyến yên được kích thích làm tăng sinh tiết FSH và LH. Dưới sự quản lý của GnRH nang đã bị thoái hóa ở những ngày hành kinh đầu sẽ phát triển trở lại (các tế bào, biểu mô bắt đầu tăng sinh nhanh chóng, dày lên, xuất hiện các mạch máu đồng thời tử cung tiết ra một lớp dịch nhầy giúp tinh trùng di chuyển dễ hơn).
Thời gian: Mất vài ngày và thường kết thúc ở ngày thứ 14.
Hiện tượng phóng noãn: Tại thời điểm này, lượng estrogen đột ngột tăng cao một cách đặc biệt gây ra tác động ngược với hormon tuyến yên là gia tăng bài tiết LH và FSH. Dưới tác động của LH và FSH một nang trứng duy nhất phát triển căng phồng đến kích thước cực đại (trứng chín) làm thủng thành nang trứng mỏng, hình thành hiện tượng phóng noãn (rụng trứng).
Trứng đi theo ống dẫn trứng ra ngoài tử cung, nếu gặp tinh trùng sẽ kết hợp tạo thành hợp tử và làm tổ ở nội mạc tử cung.
Thời gian: Quá trình này có thể kéo dài từ ngày 14 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt
Trứng tồn tại trong khoảng 2 ngày nếu không được thụ tinh hoàng thổ sẽ bắt đầu thoái hóa làm giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone xuống thấp. Niêm mạc tử cung cũng thoái hóa theo và theo máu kinh ra ngoài. Tại thời điểm này cho đến kỳ kinh tiếp theo quan hệ sẽ không mang thai.
>> Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thai được không?
Vậy đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không được đều thì cách tính như thế nào để biết ngày rụng trứng quan hệ dễ có thai hay quan hệ an toàn?
Hãy xác định chu kỳ kinh nguyệt không đều theo cách đã nêu ở trên để biết 1 chu kỳ kinh của bạn kéo dài bao nhiêu ngày. Từ đó, áp dụng cách tính cho từng trường hợp như dưới đây:
Cách tính ngày rụng trứng khi chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra trong khoảng 28 ngày. Ngày rụng trứng rơi vào khoảng 14 ngày. Dựa vào đây ta có thể lấy ví dụ cho cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều như sau:
VD1: Kinh nguyệt đến sớm (26 ngày). Ta sẽ có công thức tính ngày rụng trứng như sau:
Số ngày rụng trứng chuẩn – (Số ngày chu kỳ chuẩn – Số ngày chu kỳ sớm)
= 14 – (28 – 26) = 12.
Tức ngày rụng trứng bắt đầu từ ngày thứ 12 của chu kỳ.
VD2: Kinh nguyệt đến muộn (32 ngày). Ta áp dụng tương tự công thức trên:
Số ngày rụng trứng chuẩn + (Số ngày chu kỳ muộn – số ngày chu kỳ chuẩn)
= 14 + (32 – 28) = 20.
Tức ngày rụng trứng bắt đầu từ ngày thứ 20 của chu kỳ.
Cách tính ngày rụng trứng khi kinh nguyệt rối loạn
Đối với trường hợp chị em phụ nữ có chu kỳ kinh không nằm trong một khoảng cố định sẽ không thể tính được ngày rụng trứng chính xác.
Kết luận: Đó là thông tin chia sẻ giúp chị em phụ nữ có thể tính được ngày rụng trứng khi chu kỳ kinh nguyệt không đều. Chị em có thể tăng tần suất để tăng tỷ lệ mang thai mà không cần tính ngày rụng trứng hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để không bị dính bầu. Mọi thắc mắc, điều trị kinh nguyệt không đều tại phòng khám phụ khoa Sinh Long Đường vui lòng liên hệ để được chuyên gia TƯ VẤN MIỄN PHÍ.