Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt thực sự có hiệu quả hay không mà sao nhiều người thi nhau chia sẻ trên các trang mạng như vậy? Hãy cùng Sinh Long Đường tìm lời giải đáp qua việc phân tích các cách chữa trị viêm da cơ địa bằng lá lốt dưới đây.
Tìm hiểu về lá lốt và công dụng trong chữa viêm da cơ địa
Lá lốt là một loài thân thảo đa niên có danh pháp khoa học là Piper sarmentosum thuộc nhóm Hồ tiêu, Trầu không. Đặc điểm nhận biết:
- Cây lá lốt thường có thân cao khoảng 30 – 40cm và mọc thắng khi còn non và ngả hay trườn trên mặt đất khi già.
- Lá hình tim, mọc đơn và có mùi thơm đặc trưng. Bề mặt lá bóng bẩy, có các đường gân
- Hoa mọc thành cụm ở nách lá và quả mọng có 1 hạt.
- Vị hơi cay và nồng.
Công dụng:
Lá lốt được sử dụng phổ biến làm thành phần bổ sung hương vị cho các món ăn. Một số món ăn kèm lá lốt quen thuộc có thể kể đến như: chả lợn cuốn lá lốt, canh cà tím lá lốt, thịt trâu xào lá lốt, trứng chiên lá lốt,..
Lá lốt trong chữa bệnh có công dụng chống hàn (lạnh bụng, chân tay lạnh), giúp giảm đau, chữa tê bì, tê do thấp, hay ra mồ hôi, cải thiện triệu chứng nôn mửa, chướng bụng, khó tiêu và đầy hơi.
Tác dụng của lá lốt trong chữa viêm da cơ địa
Lá và thân của cây lá lốt có chứa flavonoid, ancaloit cùng tinh dầu (chủ yếu là beta-caryophylen). Trong rễ cũng có tinh dầu và thành phần chủ yếu là benzyl axetat. Các hoạt chất này có tác dụng chống viêm và cho khả năng kháng khuẩn cực mạnh rất tốt cho việc điều trị viêm da cơ địa nếu biết cách thực hiện.
5 cách chữa viêm da cơ địa “hay” bằng lá lốt
1. Cách chữa viêm da cơ địa bằng đắp thuốc lá lốt
Đắp là một phương pháp điều trị ngoài da. Ưu điểm: Tinh chất hấp thụ vào da nhanh giúp làm giảm cảm giác ngứa, nóng và mẩn đỏ.
Chuẩn bị: Lá lốt tươi vừa đủ (bỏ các lá héo, bệnh, sâu) và một ít muối
Cách làm:
- Rửa sạch với nước thường và ngâm với nước muối
- Vớt ra và chờ ráo nước thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn vừa phải
- Đắp hỗn hợp lên da trong thời gian 30 phút
- Rửa lại vùng da điều trị bằng nước sạch.
Để đạt được hiệu quả chữa viêm da cơ địa theo cách này, bạn cần kiên trì thực hiện đắp lá lốt đều đặn 2 lần/ngày trong vòng 1 tháng.
2. Chữa trị bệnh viêm da cơ địa bằng uống nước cốt từ lá lốt
Cách này giúp phát huy được tối đa công dụng, các hoạt chất thẩm thấu sâu hơn, mang lại hiệu quả điều trị từ bên trong cơ thể.
Chuẩn bị: 30g lá lốt cùng một ít muối
Cách làm:
- Thực hiện rửa sạch lá lốt và ngâm trong nước muối
- Vớt lá lốt ra và để cho ráo nước thì đem thái tăm nhỏ
- Cho lên chảo và sao nóng
- Lá lốt đã sao cho vào nồi với 2l nước. Đun sôi khoảng 20 phút hoặc đến khi cô lại còn 1 bát nhỏ.
- Uống ngay khi còn ấm.
Bệnh nhân thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt này cần kiên trì trong 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả, các triệu chứng khó chịu như ngứa, sưng viêm, mẩn đỏ,.. sẽ giảm một cách đáng kể.
3. Cách chữa viêm da cơ địa bằng tắm với lá lốt
Tắm hay xông hơi với lá lốt là cách điều trị viêm da cơ địa toàn thân tốt nhất. Mời xem hướng dẫn dưới đây để có hiệu quả tối ưu.
Chuẩn bị: 50g lá lốt
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá lốt với nước thường và ngâm tiếp trong nước muối
- Cho lá lốt vào nồi đun sôi cùng với 3 lít nước trong 20 phút.
- Bắc nước ra chờ nguội rồi dùng để tắm mỗi ngày.
Lưu ý: Không sử dụng khi nước còn nóng, không pha loãng với nước, trước khi tắm chữa viêm da cơ địa bằng nước lá lốt cần tắm sạch sẽ với nước sạch trước.
4. Xông hơi bằng lá lốt để chữa bệnh viêm da cơ địa
Xông hơi giúp lỗ chân lông được thông thoáng, tăng cường trao đổi chất của da, giúp da thải bỏ nốt các độc tố còn tích tụ,.. Ngoài ra các tinh chất trong lá lốt sẽ giúp da phục hồi tốt hơn, giảm ngứa và mau chóng khỏi viêm da cơ địa.
Chuẩn bị: 100g lá lốt
Cách làm:
- Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối
- Cho lá lốt vào nồi với 2 lít nước và đun sôi trong 10 phút
- Bắc ra và xông hơi trên vùng da bệnh hoặc toàn thân
Thực hiện kiên trì mỗi ngày liên tục trong 2 – 3 tuần bạn sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm một cách đáng kể.
5. Cách chữa viêm da cơ địa bằng các món ăn từ lá lốt
Ngoài việc uống nước lá lốt bạn có thể lựa chọn phương pháp nấu ăn với lá lốt. Cách này vừa giúp bạn có một bữa cơm ngon miệng lại vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả từ bên trong. Bạn có thể tham khảo nhiều món ăn làm từ lá lốt, dưới đây là hướng dẫn làm món thịt heo cuốn lá lốt:
Chuẩn bị: 200g thịt heo, 1 nắm lá lốt, gia vị, bột nêm, tiêu, mì chính, trứng gà, dầu ăn.
Cách làm:
- Rửa sạch lá lốt và ngâm với nước muối. Thịt heo rửa sạch và xay nhuyễn.
- Lấy vài chiếc lá lốt đem thái tăm và trộn với thịt heo cùng các gia vị đã chuẩn bị.
- Cuốn thịt heo với lá lốt như gói nem.
- Cho dầu vào chảo nóng rồi thực hiện rán như làm với nem.
- Chờ đến khi thịt bên trong chín đều và lá ngả màu vàng thì vớt ra thưởng thức.
Lưu ý khi thực hiện chữa trị viêm da cơ địa bằng lá lốt
Chữa viêm da cơ địa theo phương pháp dân gian nói chung hay bằng lá lốt nói riêng luôn được khá nhiều người ưa chuộng bởi ưu điểm:
- Nguyên liệu tự nhiên không gây ra tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng
- Nguyên liệu dễ kiếm, lá lốt dễ mọc và dễ trồng
- Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với các phương pháp khác
- Dễ thực hiện và có thể làm tại nhà
Tuy nhiên, bên cạnh những nổi bật về ưu điểm thì cũng tồn tại song song các nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với các bệnh viêm da cơ địa ở thể nhẹ
- Lá lốt không vệ sinh sạch có thể gây ra bội nhiễm ở da.
Dựa vào những thông tin trên về chủ đề chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt thì ta có thể rút ra một số kết luận như sau: Bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá lốt không thể thay thế phương pháp chữa bệnh từ bác sĩ; Chỉ nên sử dụng cách này để hỗ trợ việc điều trị.