Sa tử cung hay còn được biết đến với cái tên sa sinh dục, sa dạ con là một căn bệnh sa nội tạng khiến chị em phụ nữ không khỏi băn khoăn, lo lắng, đặc biệt là những bà mẹ sau sinh. Vậy sa tử cung có nguy hiểm không, nguyên nhân, biểu hiện của sa tử cung là gì, sa tử cung có quan hệ được không, chữa trị như thế nào,..?
BỆNH SA TỬ CUNG LÀ GÌ?
Sa tử cung là gì? Là một căn bệnh tương tự như sa nội tạng, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng suy yếu, không nâng được tử cung dẫn tới hiện tượng tử cung bị tụt xuống phía âm đạo.
Bệnh sa tử cung có nguy hiểm không?
Với cấp độ nặng, tử cung có thể lộ hoặc thò ra ngoài âm đạo. Việc này có thể dẫn tới cọ xát gây ra nhiễm lở loét, nhiễm trùng.
Ngoài ra, do liên kết với một số cơ quan nội tạng khác nên bệnh sa tử cung có thể khiến bàng quang, trực tràng bị sa theo dẫn tới các vấn đề về niệu đạo, khó khăn trong hoạt động bài tiết, nặng nhất là nhiễm trùng đường tiểu.
Sa tử cung khi mang thai là một trường hợp hiếm gặp nhưng mức độ nguy hiểm rất cao, có thể gây ra các vấn đề như xuất huyết, nhiễm trùng cổ tử cung, sinh non và thậm chí là hư thai.
Bệnh sa tử cung có quan hệ hay có mang thai được không?
Tử cung là bộ phần đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai nên những ảnh hưởng đến cơ quan này sẽ khiến chị em phụ nữ không khỏi băn khoăn. Vậy sa tử cung có thể mang thai được nữa không thì mời tham khảo một số ý kiến từ chuyên gia như sau:
- Sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp tới chuyện chăn gối, khiến chị em phụ nữ có cảm giác đau đớn nhiều hơn là khoái cảm khi quan hệ. Điều này làm giảm tần suất yêu dẫn tới giảm khả năng mang thai.
- Với cấp độ nặng, bệnh có thể gây ra viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến vòi trứng, buồng trứng, nội tiết tố thay đổi,.. cũng dẫn đến suy giảm khả năng mang thai.
- Với những trường hợp bị hoại tử, để giữ an toàn cho tính mạng cần phải phẫu thuật cắt bỏ <== điều này sẽ khiến chị em phụ nữ mất đi khả năng sinh con.
DẤU HIỆU SA TỬ CUNG LÀ GÌ?
Một số phụ nữ không cảm nhận được bản thân bị sa sinh dục nhưng với đa phần đối tượng bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Vị trí đau: người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các vùng xương chậu, vùng thắt lưng chậu, đau ổ bụng hoặc đau ở phía âm hộ (Đối với biểu hiện đau khi mang thai rất khó để chẩn đoán là đau do thai nhi hay đau do sa tử cung).
- Đau khi quan hệ là một triệu chứng điển hình của bệnh sa sinh dục
- Cảm giác có gì đó thò ra ngoài âm đạo
- Chảy máu âm đạo
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: gặp các vấn đề với đường tiểu, táo bón, tim đập nhanh, hạ huyết áp, mất cảm giác với thai nhi.
NGUYÊN NHÂN GÂY SA TỬ CUNG
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định nguyên nhân chính gây bệnh sa tử cung. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta thấy bệnh thường bị sau khi cơ thể gặp một số vấn đề như sau:
- Chấn thương: Các can thiệp y khoa (nội soi, sinh mổ, dùng thuốc oxytocin..), đỡ đẻ trong khi sinh không đúng.
- Một số nguyên nhân đến từ việc sinh nở như đẻ sớm với tuổi hoặc đẻ dày, đẻ khó do hẹp khung xương chậu, sinh con quá to hay do chuyển dạ lâu..
- Lao động sớm và nặng ngay sau khi sinh hoặc bình thường lao động quá sức cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến sa dạ con ở phụ nữ.
- Bị dị tật bẩm sinh: Tử cung 2 buồng (tử cung kép), dây chằng và cơ sàn chậu lão hóa, eo và cổ tử cung có độ dài bất thường
- Các vấn đề gây ra áp lực cho ổ bụng như gặp khó khăn trong đại tiện sau sinh, họ mạn tính..
- Di truyền
ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC SA TỬ CUNG
Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ người phụ nữ nào nhưng thường thấy nhất là ở một trong những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ sau khi sinh nở (thai phụ lớn tuổi, nhỏ tuổi, sinh đôi, sinh nhiều, gặp khó khăn trong khi sinh)
- Phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ đã lớn tuổi
- Phụ nữ từng can thiệp y khoa liên quan đến tử cung, các cơ quan xung quanh
- Phụ nữ hay bị táo bón
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỘ CHÍNH XÁC CAO
Với thời buổi y học hiện đại ngoài việc khám lâm sàng thì bệnh sa sinh dục cũng dễ dàng được phát hiện qua các thiết bị y tế bằng một số phương pháp:
- Chụp X-quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (IVP) hay chụp X-quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (IVU). Đây là kỹ thuật dùng tia X-quang kết hợp thuốc cản quang được tiêm qua đường tĩnh mạch.
- Chẩn đoán bệnh qua chụp CT scan xương chậu
- Siêu âm khung chậu ổ bụng
- Chụp MRI khung chậu
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Lưu ý: Những thông tin trên đây không thể thay thế lời khuyên, tư vấn từ bác sĩ. Hãy liên hệ trực tiếp phòng khám Đông y Sinh Long Đường để có câu trả lời từ những chuyên gia y tế đầu ngành.
Các kỹ thuật được sử dụng để chữa trị sa tử cung
Việc điều trị phụ thuộc rất lớn vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và được phân theo 3 cấp độ từ nhẹ đến nặng. Sau đây là 4 kỹ thuật được áp dụng để điều trị hoặc hỗ trợ chữa sa tử cung hiệu quả:
- Trị liệu hành vi: Thực hiện các bài tập Kegel để giúp cải thiện, tăng cường sự dẻo dai cho cơ sàn chậu. Thường dùng cho cấp độ 1 nhẹ.
- Điều trị cơ học: Hỗ trợ, nâng đỡ các cơ quan bị sa xuống bằng thiết bị pessary qua đường âm đạo. Thường áp dụng cho những trường hợp thuộc cấp độ 2 trở lên.
- Phẫu thuật: Thường áp dụng cho cấp độ 3 tức là quá nặng, cần can thiệp bằng phẫu thuật để chữa hoặc cắt bỏ.
- Điều trị bằng liệu pháp Estrogen âm đạo tại chỗ.
Các kỹ thuật trên đây có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp để tăng cường khả năng trị liệu.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SA SINH DỤC Ở NỮ
Sử dụng những biện pháp dưới đây không chỉ giúp chị em tránh được căn bệnh này trong cuộc đời mà còn hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị:
- Chế độ sinh hoạt phù hợp, không làm việc quá nặng, đặc biệt là sau khi sinh sản
- Không nên đẻ dày
- Hạn chế can thiệp các phương pháp y khoa
- Tập các bài tập bổ trợ, các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu
- Ăn uống đầy đủ, thư giãn và nghỉ ngơi điều độ.
Trên đây là một vài thông tin giúp bệnh nhân hiểu hơn về bệnh sa tử cung là gì, mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị.. Mọi thắc mắc hãy liên hệ Sinh Long Đường để được tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu nhất.