Theo một số nghiên cứu, có đến 80% người cao tuổi bị thoái hóa cột sống. Hơn thế nữa, số người trẻ bị thoái hóa đốt cột sống cũng không ngừng gia tăng trong các năm trở lại đây. Vậy nguyên nhân là gì, triệu chứng, cách điều trị và hạn chế tối đa rủi ro.
TỔNG QUAN
Bệnh thoái hóa đốt cột sống là gì?
Trong tiếng anh người ta gọi Degenerative Disk Disease hay Degenerative Disc Disease là thoái hóa cột sống, hiện tượng đốt cột sống mất dần đi các chức năng và cấu trúc. Có thể là: suy thoái đĩa đệm, suy yếu dây chằng, gai xương hay giảm đàn hồi và chịu lực của sụn…
Vị trí thường gặp: Đốt sống cổ và cột sống thắt lưng.
Mức độ nguy hiểm
Thoái hóa cột sống thường gặp ở độ tuổi ngoài 35 tuy nhiên các dấu hiệu trẻ hóa trước 20 đang có sự gia tăng. Các vị trí thường gặp nhất đó là đốt sống ở cổ và thắt lưng do đây là 2 vị trí thường xuyên chịu nhiều sức ép nhất.
Nhìn chung bệnh thoái hóa các đốt không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, tại cột sống cổ và thắt lưng chứa rất nhiều dây thần kinh vận động nên việc thoái hóa cột sống tại 2 vị trí này có thể dẫn đến các biến chứng làm tê liệt, tàn phế suốt đời.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp từ cấp độ nhẹ cho đến nguy hiểm:
- Mất ngủ: Giấc ngủ bị ảnh hưởng trầm trọng khi những cơn đau cứ ê ẩm suốt cả ngày.
- Đau nhức: Có thể là đau tại chỗ, xung quanh vị trí thoái hóa hoặc lan rộng ra các vị trí khác.
- Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống có thể làm tổn thương hoặc chèn ép mạch máu dẫn đến rối loạn tiền đình gián tiếp gây ra mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, chóng mặt dẫn đến ngã, tai nạn nguy hiểm.
- Hạn chế khả năng vận động: Những ảnh hưởng đầu tiên mà thoái hóa cột sống gây ra có thể nhắc đến là mất dần đi khả năng vận động, các thao tác cầm nắm, chạy nhảy, cúi gập, xoay.. trở nên khó khăn hơn trước.
- Đau thần kinh tọa: Các gai xương không chỉ chèn vào mạch máu mà còn chèn vào cả dây thần kinh tọa khiến bệnh nhân đau nhức tại chỗ hoặc lan sang các vùng thần kinh tọa đi qua.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi các đốt cột sống bị thoái hóa thì đĩa đệm dễ dàng bị thoát bằng một cử động hay va chạm nhẹ.
- Bại liệt: Mất hẳn khả năng vận động, liệt nửa người, liệt phần dưới thậm chí liệt toàn thân.
NGUYÊN NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Quá trình lão hóa tự nhiên hay các hoạt động bình thường tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.
Tuổi tác
Theo thời gian, cơ thể của chúng ta dần dần lão hóa, cột sống cũng không ngoại lệ: mật độ canxi thấp, xương bị loãng khiến nó không còn chắc khỏe như trước.
Thói quen sinh hoạt
Có những thói quen xấu lặp đi lặp lại mỗi ngày hay do đặc thù công việc cũng là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống:
- Thường xuyên khuân vác nặng, cúi gập, xoay người không đúng tư thế và làm việc quá sức.
- Ngồi lâu (nhất là đối với dân văn phòng), ngồi sai tư thế
- Ngủ nghỉ không đúng tư thế cũng là nguyên nhân
- Hoạt động thể thao sai, quan hệ tình dục sai
- Đi giày cao gót
- Bia rượu, chất kích thích là nguyên nhân dẫn tới mọi quá trình lão hóa bên trong cơ thể.
Chế độ ăn và dinh dưỡng thiếu khoa học
Dinh dưỡng giúp xương hình thành cấu trúc tốt, chắc khỏe. Chính vì vậy, với những người ăn uống thất thường, không bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, omega 3, khoáng chất thiết yếu,.. sẽ khiến cột sống bị thoái hóa.
Do di truyền
Thế hệ sau được kế thừa cấu trúc và các chức năng của thế hệ trước. Đối với hệ xương cũng vậy, nếu bố mẹ có tiền sử thoái hóa cột sống rất có thể những đứa con của họ sẽ gặp bệnh tương tự.
Với cuộc sống xã hội như hiện tại thì biểu hiện thoái hóa của con thường đến sớm hơn ba mẹ của chúng khá nhiều.
Các nguyên nhân khác
- Chấn thương có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra thoái hóa cột sống
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đĩa đệm làm tăng áp lực lên phần tủy sống và các rễ thần kinh dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Bệnh lý cột sống biến chứng: viêm xương khớp, tiểu đường, suy giảm chức năng thận hay vỡ sụn xương..
- Những người béo phì thường có sức ép lên cột sống nhiều hơn người bình thường dẫn tới quá trình thoái hóa đến sớm hơn.
- Lười vận động khiến xương khớp trở nên yếu đi
TRIỆU CHỨNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Những biểu hiện của thoái hóa cột sống sẽ phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn (để càng lâu thì các dấu hiệu càng rõ). Dưới đây là các triệu chứng thoái hóa cột sống cho 4 giai đoạn:
Giai đoạn đầu
Có thể nói trong giai đoạn khởi phát cơ thể cũng đã có những sự mất cân bằng nhưng vì tính thích ứng tuyệt vời nên thường chưa có dấu hiệu triệu chứng gì.
Giai đoạn hai
Bắt đầu xuất hiện những triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, tư thế vận động bị hạn chế, chiều cao có thể giảm đi kèm theo tình trạng hẹp ống sống (vấn đề 80% nam giới và 76% phụ nữ thường gặp phải trước tuổi 40).
Giai đoạn ba
Hệ thống cột sống bị thoái hóa nặng, dây thần kinh, mạch máu có thể bị chèn ép lâu ngày dẫn tới các triệu chứng: Đau nhức, tê bì dọc xương sống lan sang các chi, vận động bị hạn chế gần như hoàn toàn, rõ rệt, tư thế vận động bị thay đổi..
Giai đoạn cuối
Giai đoạn mà các vấn đề nêu trên đều trở thành tổn thương không thể phục hồi. Các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục khiến bệnh nhân suy giảm thể chất, tinh thần, xuống cân.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ
- Đau vùng vai gáy lan dần sang cánh tay, gây tê và khó cầm nắm
- Cảm thấy đau khi thực hiện các tư thế như: xoay đầu, nghiêng, ngửa, cúi,..
- Nhức đầu tại các vị trí như: thái dương, hốc mắt, trán
- Triệu chứng Barré – Liéou: Ù tai, hoa mắt chóng mặt, nuốt thấy vướng víu như có gì ở bên trong họng
- Thiếu máu não cục bộ
Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
- Đau buốt cấp tính, dữ dội tại các vùng thắt lưng, đặc biệt khi vừa có một động tác động mạnh, sai tư thế.
- Đau mạn tính, đau âm ỉ lan ra xung quanh nhưng không quá xa, đau khi thực hiện vận động.
- Cơ cứng cột sống vào buổi sáng và giảm dần sau một thời gian vận động
- Khó thực hiện cúi người, xoay mình, nghiêng mình, vươn, ưỡn..
- Đau dọc theo đùi, tê bì phần bắp chân, bàn và ngón chân.
CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN
- Khám thực thể và kết luận: Sờ nắn vùng đau, yêu cầu vận động theo các tư thế khác nhau.
- Chụp X-Quang: Thấy dấu hiệu chung, mức độ biến dạng, hẹp khe đĩa đệm, gai xương hay hẹp lỗ liên hợp.
- Chụp cộng hưởng (MRI): Thấy rõ sự thoái hóa và thoát vị đĩa đệm nếu có.
- Chụp cắt lớp (CT): Kỹ thuật này cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
PHÂN LOẠI THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Như ở trên đã đề cập, có 2 loại vị trí thường xảy ra thoái hóa đó là cột sống cổ và lưng. Tuy nhiên, để chi tiết hơn có thể chia ra làm 4 loại như sau:
- Thoái hóa đốt cột sống cổ C5 – C6, C6 – C7. Càng đi dần lên hiện tượng thoái hóa càng giảm.
- Thoái hóa đốt sống lưng giữa
- Thoái hóa cột sống thắt lưng (một vị trí thường gặp nhất) đó là các đốt L4 – L5 hay L5 – S1.
- Thoái hóa sụn khớp liên mỏm gai sau.
CHỮA THOÁI HÓA CỘT SỐNG HIỆU QUẢ
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý khó chữa và cần sự kiên trì. Chính vì vậy, không phải cứ nhanh là tốt, hãy từ từ từng bước một. Mời tham khảo những phương pháp điều trị hiệu quả dưới đây:
Các cách chữa thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay
- Chữa thoái hóa cột sống bằng cấy chỉ: Đây là một phương pháp chữa bệnh đặc biệt của châm cứu. Đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo giúp kích thích liên tục trong một thời gian dài mang lại hiệu quả điều trị vượt trội. Có thể xem chi tiết phương pháp này TẠI ĐÂY.
- Phương pháp diện chẩn: Sử dụng tay hoặc que dò để khai thông các huyệt tại vùng phản xạ trên mặt giúp cơ thể tự tạo ra giảm đau trong máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Điều trị thoái hóa cột sống bằng sóng cao tần: Dùng kim châm vào vùng đĩa đệm cột sống bị thoái hóa, kích hoạt sóng cao tần có nhiệt độ 65 độ C để làm mất nhận thức đau buốt tại vùng đó.
- Phẫu thuật: Được thực hiện khi thoái hóa gây ra các vấn đề khác như trượt đốt sống, chèn ép đuôi ngựa, đau kéo dài trong nhiều tháng.
- Chữa thoái hóa đốt cột sống bằng vật lý trị liệu: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, massage, kéo dãn, chườm nóng (hỏa dược liệu), chườm lạnh, các bài tập chuyên biệt..
Ngoài các phương pháp trên vẫn còn những bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống hiệu quả khác, có thể thực hiện tại nhà như:
- Xương rồng: Dùng dao cắt phần gai, rửa sạch với nước muối, sau đó nướng khoảng 5 phút rồi chườm lên vùng đốt cột sống bị thoái hóa cho đến khi hết nóng.
- Ngải cứu: Chuẩn bị 200g ngải cứu, vỏ bưởi 2 quả, 1kg hạt chanh được sao khô sau đó ngâm tất cả với 200g đường phèn, 1 lít rượu trắng để trong 15 ngày hoặc 1 tháng. Dùng uống 1 chén mỗi ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
- Dền gai: Dã nát rau dền gai đã rửa sạch với 1 nhúm muối trắng và đắp lên vị trí đau. Ngoài ra, có thể phơi hoặc sao khô dền gai rồi sắc lấy nước uống cũng có hiệu quả hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.
- Hương nhu tía: Nấu 200g hương như tía và 1 vài lát gừng lấy nước uống sẽ thấy cơn đau giảm rõ rệt.
- Tía tô: Nấu chung với các món ăn hoặc sắc lấy nước uống.
- Lá lốt: Rửa sạch sắc lấy nước uống 2 lần/ngày. Sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
Chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y
Phần lớn các phương pháp nêu trên đều là những cách chữa thoái hóa cột sống bằng Đông y gia truyền. Kể cả những phương pháp dân gian cũng là cách cổ phương từ thời xưa để lại. Những ưu điểm mà phương pháp y học cổ truyền mang lại khi điều trị thoái hóa cột sống có thể kể đến như:
- Hiệu quả đặc trị cùng tác dụng bổ chính, khu tà, thông kinh lạc giúp giảm nhanh triệu chứng bằng cách kích thích cơ chế phục hồi, tăng cường chữa bệnh từ chính cơ thể.
- Không phải động đến dao kéo (phẫu thuật)
- Dược liệu đều là thảo dược lành tính, được bào chế kỹ càng để làm sạch, loại bỏ các thành phần có hại.
- Không tác dụng phụ, phù hợp cho nhiều đối tượng
- Chi phí thấp.
- …
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả chữa trị cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, thực hiện vật lý trị liệu kết hợp các bài tập hằng ngày. Mọi thông tin cần TƯ VẤN MIỄN PHÍ hãy liên hệ Sinh Long Đường theo số hotline 0974.07.04.85 – 0915.180.628.
Chữa thoái hóa cột sống theo Tây y
Khi được kết luận thoái hóa các đốt cột sống, các bác sĩ thường kê đơn thuốc giúp giảm triệu chứng nhanh như:
- Thuốc giảm đau tức thì: Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen…
- Thuốc chống viêm: Mobic, Celebrex.. không chứa steroids để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ lên thận và hệ tiêu hóa.
- Thuốc bôi: Gelden, Profenid gel, Voltaren Emugel,.. thường có công dụng giảm đau, ít tác dụng phụ hơn đường uống.
- Thuốc giúp giãn cơ để giảm co cứng: Mydocalm, Myonal..
- Tiêm ngoài màng cứng: Dùng cho đối tượng bị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống gây ra.
PHÒNG NGỪA VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ
Có chế độ ăn uống thích hợp sẽ đem lại hiệu quả trị liệu tối ưu. Mời tham khảo khẩu phần dinh dưỡng dành cho người bị thoái hóa cột sống:
- Bổ sung các thành phần vitamin D, canxi trong khẩu phần ăn như như: sữa, phomat, cá hồi, súp lơ, cam, gan, thịt, cá, ngũ cốc, trứng, nấm.
- Vitamin E, Omega 3, chất chống oxy hóa: cá, các loại hạt hay các loại rau xanh.
- Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Hạn chế chất béo, các thực phẩm quá ngọt, mặn, các chất tăng cường lão hóa như chất kích thích.
Ngoài bổ sung dinh dưỡng vẫn cần có lối sống sinh hoạt khoa học:
- Hạn chế các hoạt động cúi, xoay,.. sai tư thế
- Không vận động mạnh, không khuân vác nặng
- Tư thế ngủ nên thay đổi không sử dụng mãi 1 tư thế.
Tuân thủ những kiêng cữ trên đây chắc chắn quá trình điều trị thoái hóa cột sống của bạn sẽ hiệu quả hơn bao giờ hết. Đó cũng là cách giúp chúng ta phòng tránh được sự lão hóa của tuổi già, giúp sức khỏe luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất.
hãy liên hệ với chúng tôi
Phòng Khám Đông Y Sinh Long Đường
✪ Chuyên khoa điều trị các bệnh liên quan đến bệnh Phụ khoa – Nam khoa – Bệnh xã hội – Trĩ
✪ SĐT tư vấn và đặt hẹn: 0974.07.04.85 – 0915.180.628
✪ Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN
TEL 0974070485
Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN
TEL 0915180628
✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 – 20h30 tất cả
các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ