TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ

Triệu chứng của bệnh trĩ

Những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ đến khám và điều trị thường là những người đã có những dấu hiệu bệnh lý như: chảy máu khi đại tiện, nếu để lâu ngày thì thấy da xanh, niêm mạc nhợt, tình trạng mất máu rất rõ; thấy người mệt mỏi, hay hoa mắt, chóng mặt; đau rát hậu môn thất thường, đau nhiều về đêm hoặc khi đứng lâu có cảm giác khó chịu, rát hậu môn, thấy xệ hậu môn khi ngồi nhiều; rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do biến chứng viêm hậu môn, trực tràng; sung nề vùng hậu môn: thường do niêm mạc bị sa ra  ngoài, có thể co lên tự nhiên hoặc lấy tay đẩy. Thăm khám tại chỗ thấy búi trĩ ở ngay ngoài hậu môn, tay rời nhau hoặc từng bó lùi xùi, màu tím mềm ấn vào xẹp lại không đau hoặc đau khi đang bị viêm, hoặc thấy sa cả trực tràng.

Thăm trực tràng và soi trực tràng: búi trĩ cương tụ, sẫm màu, thành giãn mỏng, đụng vào chảy hoặc rỉ máu, niêm mạc trực tràng sa, giãn, có thể thấy cơ thắt hậu môn giãn, hoặc phát hiện một số bệnh tại chỗ như ung thư trực tràng, khối u vùng chậu hông, condylôm, polyp…

Nhiều khi có biểu hiện mắc bệnh mãn tính, cơ thể suy nhược do mất máu kéo dài, hay có những dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau như viêm gan, viêm đại tràng co thắt, bệnh tim mạch… trong đó trĩ là hậu quả của sự mắc các bệnh đó. Bị trĩ lâu ngày không điều trị sẽ gây viêm hậu môn mãn tính, hẹp trực tràng, nứt kẽ hậu môn và đặc biệt là có thể thoái hóa thành ung thư.

Những dấu hiệu nêu trên tùy ừng trường hợp và ở từng mức độ mà có một hay trong nhiều dấu hiệu nêu trên. Đây là những dấu hiệu điển hình của những người bị trĩ, đã bị ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt phải đến khám và điều trị. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, có tới gần một phần tư người bị trĩ nhưng hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh lý nên không biết bị bệnh mà chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh gì đó có thắm khám hậu môn, trực tràng.

Chúng ta phát hiện bệnh trĩ qua các triệu chứng thường gặp của nó. Có ba loại triệu chứng căn bản nhất được phân loai như sau:

Triệu chứng toàn thân

Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì khi chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.

Triệu chứng cơ năng:

Có 2 triệu chứng chính nên đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ.

Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, đi lại nhiều và mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều buộc bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong long trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.

Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:

Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.

Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sung rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.

Nút hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau, làm bệnh nhân không dám đi cầu.

Bệnh nhân có cổ áp-xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niêm mạc hay nằm trong hố ngồi- trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Triệu chứng xảy ra cũng có thể do các bệnh lý ngoài da hay hậu quả của các toa thuốc tại chỗ trong điều trị.

Triệu chứng thực thể:

Khi khám cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh  mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau. Người ta còn chú ý đến các dấu hiệu khác như viêm da quanh hậu môn do sử dụng các thuốc. Người ta còn chú ý đến các dấu hiệu khác như viêm da quanh hậu môn do sử dụng các thuốc bôi hay toa dược gây phản ứng kích thích tại chỗ. Các chất tiết quanh hậu môn(chất nhầy hay mủ) mà nguyên nhân có thể do bệnh lý khác như CROHN, viêm đại tràng, lậu, giang mai…Các bất thường da quanh hậu môn như chàm, ung thư bạch huyết…Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau.

Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.

Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác:

Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài  thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau.

nguồn sách BỆNH TRĨ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ.

Bạn đã điệu trị nhiều mà chua khỏi hãy liện hệ  bác sĩ tại phòng  khám Đông Y Sinh Long Đường để được tư vấn miễn phí : 0974.07.04.85 hoặc 0915.180.628

Tư Vấn          đặt Thuốc (2)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485