Tìm hiểu Ung thư não (U não) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị hiệu quả

Ung thư não là một trong 10 bệnh lý ung thư nguy hiểm gây ra tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ung thư não xếp thứ 2 (sau đột quỵ) trong các bệnh lý về thần kinh, là nguyên nhân tử vong hàng đầu cho các bệnh nhi và người trẻ tuổi. Nhưng những thống kê đó đã từ khá lâu, vậy với y học phát triển hiện tại thì ung thư não, u não có còn là “án tử”? Hãy cùng tìm hiểu qua bài nghiên cứu dưới đây.

TỔNG QUAN

Theo thống kê của WHO – tổ chức Y tế thế giới cho biết. Hàng năm, số người mắc ung thư não trên thế giới chiếm khoảng 5/100.000 dân và đang có dấu hiệu gia tăng. Tại Việt Nam, số liệu thống kê năm 2000 cho thấy tỷ lệ mắc ung thư não chiếm 1,3/100.000 dân.

Ung thư não là gì?

Ung thư não là biểu hiện xuất hiện một hay nhiều khối u bên trong não bộ. Tùy vào vị trí và đặc điểm của khối u mà người ta gọi đó là u ác tính hay u lành tính. 

Phân loại

  1. Ung thư não nguyên phát: Khối u được hình thành bắt nguồn từ chính bộ não.
  2. Ung thư não thứ phát: Khối u não được hình thành bắt nguồn từ cơ quan khác của cơ thể. Còn được gọi là di căn não.

Các giai đoạn

  • Ung thư não giai đoạn 1: Khởi phát, có thể điều trị khỏi bằng mổ phẫu thuật. Lúc này khối u có kích thước rất nhỏ, phát triển chậm.
  • Ung thư não giai đoạn 2: Khối u phát triển chậm, không lan rộng vẫn có khả năng điều trị nhưng có thể tái phát.
  • Ung thư não giai đoạn 3: Khối u phát triển và tăng sinh nhanh. Các tế bào tiếp tục phân chia và không chết đi.
  • Ung thư não giai đoạn 4: Khối u phát triển và phân chia nhanh, xâm lấn não bộ, xuất hiện cả các mô chết.

NGUYÊN NHÂN UNG THƯ NÃO

Nguyên nhân ung thư não chưa được xác định và làm rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố góp phần làm xuất hiện khối u trong não có thể kể đến như:

  • Hội chứng di truyền: Bệnh lý Neurofibromatosis hay Turcot thường có liên quan đến hệ thần kinh, làm ảnh hưởng xấu cho tủy sống và não bộ. Hoặc gia đình có tiền sử thành viên mắc ung thư não nguyên phát.
  • Tiếp xúc với phóng xạ: U não ác tính hoặc lành tính có thể được hình thành sau khi tiếp xúc với phóng xạ (môi trường, trị xạ,..), hóa chất độc hại (chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, dầu khí, nhựa vinyl,..).
  • Nhiễm virus: Các loại như EBV (Epstein-Barr virus) và CMV (Cytomegalovirus) làm tăng nguy cơ mắc ung thư não.
  • Di căn từ khối u khác, tế bào ung thư khác: Đây là nguyên nhân gây ra ung thư não thứ phát.
  • Lão hóa, suy thoái: Có thể gây hình thành dị tế bào dần dần phát triển thành khối u.

ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ

Bệnh phần lớn “nhắm” vào các đối tượng thuộc 2 nhóm tuổi từ 3 – 12 và 40 – 70 tuổi. Hoặc một số trường hợp dưới đây:

  • Người có tiền sử điều trị với tia phóng xạ, tiếp xúc với phóng xạ, xạ trị vùng cổ.
  • Người mắc các bệnh ung thư khác như: phổi, ung thư vú,.. sẽ có khả năng di căn lên não.
  • Người mắc hội chứng Neurofibromatosis hay Turcot.

TRIỆU CHỨNG UNG THƯ NÃO LÀ GÌ?

Khối u não phát triển gây gia tăng áp lực nội sọ, làm ứ đọng dịch não tủy, phù não. Ngoài ra, vị trí của khối u khác nhau cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau (tính định khu).

Làm tăng áp lực nội sọ

  • Đau đầu: 80 – 90% người bị ung thư não có dấu hiệu đau đầu cục bộ hay toàn bộ, đau dữ dội hoặc thoáng qua nhưng nhìn chung là mức độ sẽ tăng dần. Đau là do các khối u chèn ép dây thần kinh sọ não, lấn át các xoang tĩnh mạch.
  • Nôn: Nôn không rõ nguyên do, không liên quan đến bữa ăn, nôn không có triệu chứng trước sau ở bụng.
  • Phù gai thị: Bệnh nhân bị giảm thị lực tăng dần và chóng mặt, buồn nôn.

Động kinh

Đây là dấu hiệu ung thư não thường gặp chiếm 40%. Có thể là co giật 1 bên hoặc cả 2 bên.

Triệu chứng định khu

  • U thùy trán: Trí nhớ giảm sút, lơ đễnh hoặc mất khứu giác, teo dây thần kinh thị giác, thậm chí mất ngôn ngữ nếu u não ở thùy sau trán.
  • U thùy đỉnh: Biểu hiện đặc trưng liên quan đến rối loạn cảm giác, vận động, khó định vị không gian.
  • U thùy thái dương: Xuất hiện các ảo giác (ảo thính, ảo khứu, ảo thị), rối loạn về ngôn ngữ, quên tên đồ vật, tên người,.. Ngoài ra còn có thể có triệu chứng sụp mi, đồng tử giãn khi u não chèn vào dây thần kinh vận nhãn chung.
  • U não thất: Xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội.
  • U tuyến yên: Đau đầu, mờ mắt, rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân có thể ăn uống nhiều hơn, béo phì, to đầu ngón chân, tay và kèm theo thiểu năng sinh dục.
  • U góc cầu tiểu não: Ù tai, choáng, giảm thị lực. U não chèn ép có thể gây ra tê ở mặt, lưỡi.
  • U tiểu não: Đi lại không vững và rối loạn thăng bằng. 

CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN UNG THƯ NÃO

Để chẩn đoán bệnh ung thư não các bác sĩ có thể dựa trên các khám nghiệm lâm sàng kết hợp xét nghiệm:

  • Chụp cắt lớp (CT): Xác định được kích thước u não, mức độ xâm lấn, vị trí, độ phù não, áp lực.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá chính xác vị trí cùng mối tương quan giữa khối u và các thành phần xung quanh.
  • Chụp động mạch não: Gián tiếp đánh giá vị trí của khối u thông qua áp lực lên động mạch.
  • Chụp PET-CT: Đánh giá được đồng thời khối u não và cả khối u khác trên cơ thể.
  • Điện não: Ghi lại những sóng bất thường.

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ NÃO

Điều trị ung thư não vẫn bao gồm 3 phương pháp chính như cách chữa ung thư ở vị trí khác đó là: mổ phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

  • Phẫu thuật: Nhằm loại bỏ khối u mà không gây tổn thương đến các cơ quan não bộ xung quanh. Tuy nhiên, không phải phẫu thuật nào cũng loại bỏ được hoàn toàn khối u vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, kích thước, độ sâu,..
  • Xạ trị: Tiêu diệt phần còn lại của khối u sau phương pháp mổ phẫu thuật hoặc tiêu diệt u ác tính một cách độc lập mà phương pháp phẫu thuật không xử lý được.
  • Hóa trị: Được sử dụng sau mổ u não hoặc xạ trị.
  • Ngoài ra còn có điều trị đích trong ung thư não: Sử dụng thuốc có tác dụng tăng sinh mạch, tác động vào gen và protein (Bevacizumab, Laorotrectinib..).

PHÒNG NGỪA UNG THƯ NÃO

Không có phương pháp phòng ngừa ung thư não cụ thể nào đặc hiệu. Nếu từng điều trị cắt bỏ khối u não thành công và có nguy cơ bị lại hãy sớm đi thăm khám nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Đặc biệt với các trường hợp ung thư ở vị trí khác hãy thực hiện tầm soát ung thư não di căn.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI

Dưới đây là một số trả lời cho những câu hỏi thường gặp liên quan đến u não, bệnh ung thư não. Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ trực tiếp phòng khám Đông y Sinh Long Đường để được nhận TƯ VẤN MIỄN PHÍ từ chuyên gia.

U não nguy hiểm như thế nào?

Trả lời: U não là hiện tượng sinh sôi và tăng trưởng các tế bào bất thường trong não bộ. U não gồm u não lành tính (không phải ung thư) và u não ác tính (ung thư). Cả 2 loại u này đều gây ra ảnh hưởng đến não bộ dù ít hay nhiều và đe dọa đến tính mạng đặc biệt là với u ác tính.

Ung thư não có chữa được không?

Trả lời: Mặc dù trang thiết bị y tế đều được nâng cấp công nghệ qua từng năm nhưng để chữa khỏi được ung thư não vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn sớm hay muộn. Chính vì vậy, bệnh nhân có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ hãy đến cơ sở y tế tốt nhất để tầm soát ung thư não và sớm có biện pháp chữa trị. Nếu là giai đoạn 1 và 2 thì cơ hội sống là rất cao.

Ung thư não sống được bao lâu?

Trả lời: Rất khó để trả lời câu hỏi này và thường không có kết quả chính xác vì thời gian kéo dài sự sống còn phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, là u ác hay u lành tính, tốc độ phát triển của tế bào ung thư (trong giai đoạn nào), vị trí, phương pháp trị liệu,.. 

Các biến chứng sau mổ ung thư não?

Sau phẫu thuật mổ não thành công liệu có di chứng nào để lại hay không?

Trả lời: Bệnh nhân sau mổ luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý khác nếu không được chăm sóc đúng quy trình. Với mổ ung thư não có thể gặp một trong các vấn đề sau:

  • Đau đầu, chóng mặt: Sau khi hết thuốc mê bệnh nhân dần hồi tỉnh, lúc nào cơ thể sẽ mệt, mắt chưa thể nhìn rõ, đầu sẽ đau.
  • Tụ dịch máu não: Đây là một biến trứng nghiêm trọng và là nỗi lo lắng của cả các bác sĩ không chỉ riêng bệnh nhân và người nhà. Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống phù não hoặc phải thực hiện mổ lần 2.
  • Ảnh hưởng đến chức năng thần kinh: Chức năng não bộ bị suy giảm là một biến chứng thường gặp sau mổ ung thư não và nó có thể tồn tại trong suốt phần đời còn lại cùng với bệnh nhân.
  • Vấn đề nhận thức, trí tuệ: Giảm tư duy, ghi nhớ kém, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch kém, khó tập chung vào việc gì đó..
  • Ngôn ngữ: Những bệnh nhân sau phẫu thuật não thường có biểu hiện suy giảm chức năng ngôn ngữ, nói chuyện giao tiếp khó. Có thể bị các biến chứng khác như méo miệng, ngọng. 
  • Rối loạn cảm giác, vận động: Các chức năng của khứu, xúc giác hoạt động không bình thường, giảm sút dẫn tới không có cảm giác hoặc rối loạn cảm giác về một vấn đề, hiện tượng. Cùng với đó là việc điều khiển vận động khó hơn.

Mổ lấy khối u não có nguy hiểm không?

Trả lời: Mọi phẫu thuật trên cơ thể đều tiềm ẩn những rủi ro không thể lường trước. Đặc biệt mổ ung thư não vị trí thực hiện lại là não bộ, cơ quan trung ương của hệ thần kinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485