Vảy nến da đầu là gì? Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không, lây không? Cách chữa bệnh vảy nến da đầu nhẹ theo các bài thuốc dân gian hiệu quả tại nhà

Vảy nến da đầu là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến trên da đầu là gì? Dấu hiệu nhận biết, cách chữa và điều trị bệnh vảy nến da đầu nhẹ theo phương pháp tự nhiên bằng các bài thuốc dân gian dễ thực hiện, có thể làm ngay tại nhà.

Tổng quan về bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến là một bệnh rối loạn về da, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí da nào trên cơ thể bao gồm cả da đầu. Bệnh vảy nến da đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân. Không những thế, nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiễm trùng da, rụng tóc, hói đầu. 

Vảy nến da đầu là gì?

Bệnh vẩy nến xuất hiện trên da đầu được gọi là vảy nến da đầu. Đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể là gì, tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy bệnh có tính di truyền, thường khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi như:

  • Thay đổi thời tiết, môi trường, nhiệt độ
  • Gặp các chấn thương, tổn thương vùng da đầu
  • Bỏng nắng (khi tiếp xúc với ánh nắng mạnh hay tiếp xúc trong thời gian dài).
  • Thuốc
  • Nhiễm khuẩn
  • .. Các yếu tố khác có thể tham khảo chi tiết tại bài “Vảy nến là gì?

Để tránh nhầm lẫn bệnh vẩy nến với bệnh nấm da đầu hay các bệnh lý da liễu khác trên da đầu chúng ta có thể tìm hiểu qua một số dấu hiệu triệu chứng đặc trưng như sau:

  • Các mảng da có màu đỏ, gập ghềnh
  • Vảy có màu trắng bạc
  • Xuất hiện nhiều gàu hơn
  • Da đầu khô ngứa, đau rát và có thể chảy máu
  • Tóc gãy rụng (bản thân bệnh vẩy nến không gây ra rụng tóc, rụng tóc là do gãi nhiều hoặc quá trình điều trị tích cực có thể gây ra rụng tóc tạm thời).

Bệnh vảy nến da đầu có lây không?

Về bản chất, bệnh vảy nến trên thân thể và vảy nến ở da đầu không khác nhau, có chăng là vị trí mà thôi. Bệnh vẩy nến trên da đầu có thể xuất hiện ở một vùng diện tích như đỉnh đầu, trán, sau gáy, hai bên hoặc cũng có thể là toàn bộ da đầu tùy theo nặng nhẹ sẽ khác nhau.

Vảy nến trên da đầu thuộc nhóm bệnh lý da liễu không lây lan từ người bệnh sang người khỏe. Bời vì bệnh không đến từ virus hay vi khuẩn mà là do sự tăng sinh đột biến của tế bào da gây nên. Theo đó, người bệnh vảy nến sẽ có quá trình thay da nhanh gấp 10 lần người bình thường.

Tuy vậy, lây lan giữa các vùng da bệnh và da khỏe mạnh vẫn có thể diễn ra nếu không được khám và chữa trị kịp thời. Vảy nến da đầu nhẹ có thể phát triển thành nặng rồi lan nhanh xuống trán, cổ hoặc mặt.

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến da đầu thường diễn biến theo từng đợt, bùng phát rồi lại tạm lắng trong suốt thời gian dài. Bệnh có thể gây ra những tổn thương trên da đầu do gãi, vệ sinh không đúng cách. Biến chứng nguy hiểm của vảy nến da đầu là phần da bệnh bị bội nhiễm, chàm hóa, thậm chí là ung thư da (hiếm gặp). Vảy nến trên da đầu có 2 dạng nhẹ và nặng:

Vảy nến da đầu nhẹ: Tức là vảy nến xuất hiện với diện tích từ 1 – 2cm vuông. Biểu hiện là những mảng vảy màu trắng bạc trên da đầu giống như gàu, có thể gây ngứa, đau rát và rụng tóc.

Vảy nến da đầu nặng: Diện tích thường là 2 – 5cm vuông với các triệu chứng tương tự như vảy nến da đầu nhẹ nhưng nặng hơn và gây rụng tóc vĩnh viễn.

=> Bệnh vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Không chỉ gây ra rụng tóc vĩnh viễn, xuất hiện nhiều gàu, ngứa, đau rát ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân mà còn có thể gây ra bội nhiễm, chàm hóa và ung thư da.

Cách chữa vảy nến da đầu nhẹ theo bài thuốc dân gian

Vì sao lại là vảy nến da đầu ở thể nhẹ mà không phải là tất cả? Bởi lẽ các bài thuốc dân gian đều không mang tính đặc trị, thường được dùng trong giai đoạn ổn định, kìm hãm tránh bùng phát, có thể phù hợp với người này nhưng lại không với người kia. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một loại cây được coi là thần dược chữa vảy nến mà Sinh Long Đường đã có bài chia sẻ cụ thể, mời đọc giả tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.

Hoặc cũng có thể tham khảo cách chữa vảy nến da đầu nhẹ tại nhà bằng một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Chữa vảy nến bằng cây vòi voi: Vòi voi đem rửa sạch rồi đun sôi với nước, dùng nước này để rửa vùng da bệnh hoặc gội đầu ngày 2 lần cho hiệu quả rất tốt.

Chữa vảy nến bằng lá lốt: cho 10g lá lốt rửa sạch đun sôi với 2 lít nước. Nên dùng để gội khi còn ấm và thực hiện trong 20 phút, tuần 2 – 3 lần sẽ kích thích bong vảy.

Chữa vảy nến bằng lá trầu không: Rửa sạch trước khi sử dụng, phần thân giã nhuyễn đắp lên vùng da đầu bệnh hoặc đun với nước để uống giúp chữa vảy nến cũng rất hiệu quả.

=> Nên cẩn thận với những bài thuốc dân gian vì nếu không vệ sinh sạch có thể gây tổn thương thêm cho vùng da đầu vảy nến.

Một vài phương pháp điều trị khác

1. Điều trị vảy nến da đầu tại chỗ

Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng như dầu gội, kem, gel, thuốc mỡ, xà phòng,.. có thể mua tại hiệu thuốc nơi bạn sinh sống. Bạn nên tham khảo các loại thuốc được phê chuẩn bởi FDA (cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ):

  • Axit salicylic
  • Coal tar (than đá)

Còn đây là một thuốc chữa vảy nến được kê cùng một số loại thuốc khác:

  • Anthralin
  • Thuốc kháng sinh: Điều trị nhiễm trùng thường xảy ra khi mắc bệnh vảy nến
  • Dẫn xuất mạnh của vitamin D như: Calcipotriene
  • Dẫn xuất vitamin D kết hợp với steroid mạnh: Calcipotriene và betamethasone dipropionate
  • Steroid
  • Dẫn xuất của vitamin A: Tazarotene.

Lưu ý: Các loại thuốc chữa vảy nến da đầu thường phải bôi trực tiếp lên da đầu. Cần được kê đơn bởi các bác sĩ có chuyên môn, đặc biệt là các loại thuốc mạnh. Thời gian hiệu quả có thể phải mất khoảng 8 tuần.

2. Điều trị vảy nến da đầu tại các cơ sở y tế

Đối với tình trạng vảy nến da đầu nhẹ bác sĩ có thể xem xét đến việc tiêm trực tiếp steroid vào vùng da bệnh hoặc dùng quang trị liệu bằng laser, UV. Nếu bệnh nhân có ít tóc rất có thể được chỉ định phơi nắng trong thời gian ngắn.

Các tình trạng nặng hơn bác sĩ có thể kê đơn uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc chữa vảy nến da đầu qua đường uống có thể là:

  • Corticosteroid
  • Cyclosporine (Sandimmune)
  • Methotrexate (Rheumatrex)
  • Soriatane: Một dạng dẫn xuất mạnh của vitamin A. 

Lưu ý: Các loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng (đặc biệt là tổn thương gan) nên cần phải được theo dõi trong quá trình sử dụng. Các dẫn xuất vitamin thường mạnh hơn so với các sản phẩm bổ sung vitamin thông thường. Nên việc sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin A, D bình thường sẽ không có tác dụng.

Nhóm thuốc tiêm thường giúp giảm ngay triệu chứng bởi kích thích vào sự tăng sinh tế bào làm cho quá trình này diễn ra chậm hơn. Theo học viện da liễu hoa kỳ thì 7 loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Adalimumab (Humira)
  • Infliximab (Remicade)
  • Guselkumab (Tremfya)
  • Etanercept (Enbrel)
  • Ustekinumab (Stelara)
  • Secukinumab (Cosentyx)
  • Ixekizumab (Talz)

Chữa vảy nến da đầu tại phòng khám Đông y Sinh Long Đường

Lý do nhiều người chọn Đông y là bởi vì phương pháp này an toàn hơn rất nhiều. Tiếp nối bài thuốc dân gian cổ phương nhưng chặt chẽ hơn ở khâu sàng lọc, bốc đúng tỷ lệ theo từng thể trạng bệnh. Bài thuốc chữa vảy nến da đầu tại Sinh Long Đường rất hiệu quả không chỉ ở thể nhẹ mà nặng cũng đã điều trị khỏi cho biết bao nhiêu bệnh nhân của phòng khám. 

Để nhận thêm thông tin khác về bệnh vảy nến da đầu, tư vấn khám chữa bệnh hãy liên hệ trực tiếp số hotline 0974.07.04.85 – 0915.180.628 để được các bác sĩ trực tiếp tư vấn hoặc đến cơ sở tại Hà Nội để khám Miễn Phí.

Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh vảy nến da đầu là gì? Vảy nến da đầu có lây không, có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa vảy nến da đầu nhẹ, nặng là gì? Cùng các bài thuốc đặc trị dân gian, tây y, đông y. Đọc giả nên tham khảo kỹ để chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485