Bệnh vảy nến là một căn bệnh mạn tính, dễ tái phát, dai dẳng và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nam nữ, độ tuổi nào. Vảy nến không được điều trị sớm, điều trị đúng sẽ để lại những ảnh hưởng xấu cho da, mất thẩm mỹ và còn có thể gây ra bệnh tiểu đường, nhiễm trùng, bệnh về thận hoặc tim mạch,.. Bài nghiên cứu dưới đây sẽ giúp đọc giả có cái nhìn rõ hơn về bệnh vảy nến là gì, nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chữa trị hiệu quả.
TỔNG QUAN
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh vảy nến tại các quốc gia trên thế giới là khác nhau, dao động trong khoảng 2 – 5% dân số, riêng tại Việt Nam là 5 – 7%.
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là một bệnh về da liễu, xuất hiện khi các tế bào da tăng sinh quá mức. Theo đó, chu kỳ thay da của người bệnh vảy nến chỉ mất vài ngày trong khi người bình thường là 1 tháng. Vì vậy, lớp da cũ chưa kịp bong thì lớp da mới đã xuất hiện, dần dần tích tụ tạo thành các mảng đỏ, vảy trắng giống như nến.
Phân loại
Vảy nến được chia thành 5 dạng chính: Vảy nến mảng (phổ biến nhất, theo thống kê có đến 80 – 90% số người bị vảy nến thuộc dạng này), vảy nến mủ, vảy nến giọt, vảy nến móng tay, vảy nến nếp gấp, viêm khớp vảy nến, vảy nến Erythrodermic (hiếm gặp và khá nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng),..
Vị trí thường gặp
Bệnh vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phần nào trên da. Tuy nhiên, dễ thấy ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bắp chân và bắp tay, vùng lưng, ngực.
Phạm vi
Tùy thuộc vào loại vảy nến và mức độ lan trên da, bệnh có thể ở một vùng nhỏ hoặc toàn thân.
Bệnh vảy nến có lây không?
Đây là một bệnh lý không có tính truyền nhiễm nên người khỏe mạnh hoàn toàn có thể tiếp xúc với người bệnh một cách bình thường mà không sợ bị lây.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VẢY NẾN
Những nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến vẫn còn là ẩn số. Tuy nhiên, người ta chỉ ra vảy nến thường liên quan đến các yếu tố sau:
- Di truyền: Đóng vai trò là trong sinh bệnh. Gia đình có bệnh sử bị vảy nến thì thành viên cũng sẽ có khả năng phát sinh bệnh này.
- Thực phẩm: Vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh rằng vảy nến liên quan đến thực phẩm. Tuy nhiên, một số tổ chức y tế tại Mỹ lại khuyến cáo người mắc vảy nến nên tránh xa các loại thực phẩm từ sữa, cam, quýt, thực phẩm giàu gluten, các đồ ăn vặt, chiên xào,..
- Căng thẳng: Các chuyên gia chỉ ra rằng căng thẳng quá dài là nguyên nhân kích hoạt vảy nến bùng phát.
- Rượu bia hay các loại đồ uống có cồn: Một nghiên cứu của bệnh viện Brigham and Women, bang Massachusetts, Mỹ cho thấy, những người uống bia có nồng độ cồn cao sẽ có sự gia tăng tỷ lệ mắc vảy nến.
- Bỏng nắng: Tiếp xúc với ánh nắng có thể phòng tránh được một số bệnh về da. Tuy nhiên, với vảy nến lại khác, bệnh sẽ bùng phát nếu da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu.
- Béo phì: Người thừa cân thường làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Một nghiên cứu của JAMA công bố năm 7/2013 cho biết, chế độ ăn hạn chế calo giúp cải thiện tốt các triệu chứng bệnh này.
- Thời tiết hanh khô: Làm giảm đáng kể độ ẩm trên da gây ra mất cân bằng, da dễ bị kích ứng, khô ráp.. cũng là một nguyên nhân gây bùng phát vảy nến.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể tác động vào phản ứng tự miễn của cơ thể làm tăng nguy cơ mắc vảy nến (thuốc chẹn beta, thuốc steroid, thuốc chống sốt rét).
- Nhiễm khuẩn: Một số bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn (do Streptococcus), nhiễm nấm (Candida albicans), nhiễm trùng hô hấp có thể khiến da bùng phát vảy nến.
- Mắc một số bệnh tự miễn như HIV hay viêm khớp dạng thấp cũng làm tăng nguy cơ gặp các rối loạn tự miễn về da.
- Chấn thương về da: Có thể đến từ vết cắt, xước, trầy,..
TRIỆU CHỨNG BỆNH VẢY NẾN LÀ GÌ?
Các dạng vảy nến đều có biểu hiện nhìn chung là giống nhau, thường xuất hiện các mảng dày đỏ, có vảy màu trắng bạc.
- Vảy nến mảng: Biểu hiện là các mảng bám màu đỏ có vảy màu trắng bạc đường kính từ 2 – 20cm. Vị trí thường gặp: Lưng, đầu gối hay khuỷu tay.
- Vảy nến mụn mủ: Giống với tên gọi, da xuất hiện các nốt hoặc mảng dày mụn có mủ và kèm theo sưng, đau. Vị trí thường thấy là bắp chân và tay.
- Vảy nến móng tay, móng chân: Móng dày lên, có các lỗ rỗ nhỏ trên bề mặt.
- Vảy nến giọt: Da nổi các đốm đỏ, vảy hình giọt nước tại các vị trí thường gặp là ngực, chân và cánh tay.
- Vảy nến Erythrodermic: Da đỏ rộng khắp cơ thể như bị hỏng, đau nhức, ngứa, loạn nhịp tim, tim đập nhanh, mất nước, cảm thấy rất lạnh hoặc rất nóng vì cơ thể không duy trì được nhiệt độ.
- Vảy nến nếp gấp: Thường gặp ở những người béo phì ở các vùng nếp gấp, háng, mông,..
- Viêm khớp vảy nến: Phần khớp ngón tay, chân, đầu gối bị sưng lên.
CHẨN ĐOÁN BỆNH VẢY NẾN
Bệnh vảy nến có thể dễ dàng chẩn đoán khi khám nghiệm, quan sát những biểu hiện trên da. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu mờ nhạt và chưa rõ ràng khi bệnh mới chớm thì có thể phải sử dụng phương pháp sinh thiết (lấy 1 mẫu da).
CHỮA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN
Bệnh vảy nến rất khó chữa và thường dai dẳng, dễ tái phát. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này nhưng nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị, duy trì lối sống khoa học thì hoàn toàn có thể cải thiện nhanh các triệu chứng cũng như phòng tránh tái phát hiệu quả.
Chữa vảy nến bằng Đông y
Bệnh vảy nến trong Y học cổ phương được gọi là Tùng bì tiễn. Xảy ra do huyết nhiệt, phong hàn và huyết táo không đảm bảo được việc cung cấp dinh dưỡng đến da nên hình thành các lớp vảy trắng bạc đỏ rát. Căn cứ vào đây mà Đông y sẽ sử dụng các bài thuốc uống và bôi kết hợp tắm để điều trị cả bên trong lẫn ngoài mang lại hiệu quả tối ưu nhất giúp nhuận táo, dưỡng huyết, chống lại các tác nhân viêm, tăng bong tróc da chết một cách tự nhiên.
* Ưu điểm:
- Đi sâu vào điều trị căn nguyên gây bệnh mang lại hiệu quả lâu dài, cho khả năng tái phát thấp.
- Dược liệu hoàn toàn tự nhiên, lành tính, dễ hấp thu và không tác dụng phụ.
- Chi phí thấp.
* Nhược điểm: Điều trị vảy nến theo Đông y thường cần nhiều thời gian hơn, bệnh nhân cần kiên trì và thực hiện theo đúng liệu trình.
Chữa vảy nến theo Tây y
Điều trị tại chỗ: Sử dụng các loại thuốc, phương pháp làm bong vẩy và kháng viêm tại chỗ
- Mỡ salicylic 1 – 5% kết hợp corticoid, mỡ goudron, retinoid.. để ngăn chặn viêm nhiễm phát triển, đồng thời đẩy mạnh bong tróc da chết.
- Calcipotriol (Vitamin D3) kết hợp corticoid: hoạt động giống với kháng sinh, phù hợp trị vảy nến da đầu.
- Chiếu tia cực tím: UVA, UVB (có bước sóng ngắn)
- …
Điều trị toàn thân
- Vitamin A acid: Soria.tance 25 – 30mg/ngày. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bị suy gan, suy thận, lipid trong máu cao.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng liều đầu là 1.5 – 2.5mg/kg/ngày.
- Phương pháp sử dụng các chất sinh học: Phương pháp này chi phí cao và có nhiều tác dụng phụ
Lưu ý: Sử dụng thuốc cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn, nên cẩn trọng vì những loại thuốc nói trên đều có tác dụng phụ như gây ra quái thai, rối loạn hệ tiêu hóa, giảm chức năng gan, thận,..
Điều trị vảy nến tại nhà bằng phương pháp dân gian
Các phương pháp chữa vảy nến theo dân gian thường hỗ trợ rất tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh, dễ dàng thực hiện tại nhà, hiệu quả toàn thân khi dùng để tắm.
- Cách điều trị vảy nến bằng lá lốt: Rửa sạch rồi sắc đun với nước dùng thoa lên vùng da bệnh 2 – 3 lần/tuần hoặc dùng để uống hằng ngày.
- Cây vòi voi chữa bệnh vảy nến: Lấy phần lá, rửa sạch cho thêm quả ké vào đun sôi. Dùng rửa vết thương ngày 2 lần, áp dụng liên tục trong 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Lá trầu không chữa vảy nến: Dùng 10 lá trầu rửa sạch đun sôi trong 2 lít nước sau đó dùng để tắm, ngâm mình 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/tuần.
Tuy vậy, đây là những phương pháp chủ quan, không nhắm đến mục tiêu gây bệnh rõ ràng nên độ hiệu quả chỉ dừng lại ở việc kìm hãm, hỗ trợ điều trị.
Chế độ sinh hoạt cho người bị vảy nến
Để bệnh nhanh khỏi hơn hoặc giúp phòng tránh tái phát người bị vảy nến cần thực hiện lối sống và có chế độ dinh dưỡng khoa học:
- Không hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như xà phòng, ánh nắng, khói bụi, phấn hoa, mỹ phẩm,..
- Không ăn các loại thực phẩm giàu đạm và tanh như hải sản. Ngưng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn rượu bia..
- Uống nhiều nước, vệ sinh cơ thể, nơi ở sạch sẽ. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng làm bệnh bùng phát trở lại.
- Bổ sung các thực phẩm giàu axit béo như Omega 3 cùng các loại rau xanh giàu vitamin B12, chất khoáng, kẽm,.. cũng giúp cơ thể tránh xa vảy nến.
- …
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Để được tư vấn kỹ hơn bởi chuyên gia vui lòng liên hệ phòng khám Đông y Sinh Long Đường theo số hotline 0974.07.04.85 – 0915.180.628 hoặc đến trực tiếp các cơ sở trên địa bàn Hà Nội để được KHÁM MIỄN PHÍ. Dưới đây là một số giải đáp cho một số câu hỏi thường gặp:
Bệnh vảy nến lây qua con đường nào?
Trả lời: Vảy nến là một bệnh về da liễu, xuất hiện khi các tế bào da tăng sinh đột biến, mất kiểm soát, không phải do vi khuẩn, virus gây nên. Vì vậy, đây là một bệnh KHÔNG TRUYỀN NHIỄM nên không lây qua bất kỳ con đường nào.
Bệnh vảy nến có tự khỏi không, có chữa được không?
Trả lời: Đối với các thể vảy nến cấp thì có thể tự khỏi trong vòng 6 tuần (thời gian phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh: ngưng sử dụng mỹ phẩm chưa, có còn tiếp xúc với hóa chất không,..) hoặc có thể sử dụng thuốc để tăng hiệu quả phục hồi.
Các thể vảy nến mãn tính thì lại khác, có thể nói là bệnh không thể tự khỏi hoàn toàn mà chỉ lặn đi tùy theo thể trạng và xuất hiện lại khi gặp các yếu tố thuận lợi như: thời tiết, nhiệt độ, môi trường,..
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Trả lời: Bệnh vảy nến được đánh giá là lành tính không đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị đúng, không giữ vệ sinh có thể gây ra biến chứng lên thận, tim mạch, huyết áp, làm rối loạn chuyển hóa, tiểu đường type 2, tâm lý..
Bệnh vảy nến có ngứa không?
Trả lời: Có khoảng 50% bệnh nhân đến thăm khám được chẩn đoán mắc vảy nến có kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy trên da.