Phương pháp điều trị và thuốc;
Giảm cân và việc điều trị thích hợp cho vấn đề y tế góp phần nhanh khỏi bệnh, chẳng hạn như bệnh phổi với ho, có thể làm chậm sự tiến triển của sa tử cung. Nếu có sa tử cung rất nhẹ, hoặc không có triệu chứng hoặc triệu chứng không quá khó chịu, không cần thiết điều trị. Thay đổi lối sống có thể là bước đầu tiên để giảm bớt triệu chứng của sa tử cung: Đạt được và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, để giảm thiểu những ảnh hưởng của việc thừa cân vào cấu trúc chậu hỗ trợ. Thực hiện bài tập Kegel, để tăng cường cơ sàn chậu. Tránh nâng vật nặng và căng thẳng, để giảm áp lực bụng vào vùng cấu trúc hỗ trợ chậu.
Bài thuốc dùng để chữa sa tử cung – dạ con.
Khí hư;
Triệu chứng: Sa dạ con, mệt mỏi, hồi hộp, đoản khí, tiểu đi luôn, thường kiêm cả chứng bạch đới trong loãng, lưỡi nhạt, mạch phù hư …
Pháp trị: Ích khí thăng đề sa dạ con khí hư.
Bài Thuốc:
Đẳng sâm 16, Bạch truật 12, Hoàng kỳ 16, Sai Hồ 12, thăng ma 16, Trần Bì 8, Xuyên quy 12, trích thảo 4, thanh bì 8, sơn chi 8, Sâm lô Khi bị loét (thấp nhiệt)gia hoàng bá 12 , long đởm 12
Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)
Thận hư;
Triệu chứng:
Sa dạ con, lưng đau mỏi, bụng dưới tức nặng, hai vế nhức mỏi, không có bạch đới, âm đạo khô hoặc có hiện tượng dính dẻo, tiểu đi luôn, đau đầu, ù tai, lưỡi đỏ nhạt, mạch trầm nhược
Phép trị: Bổ thận ích khí Đại bổ nguyên tiễn.
Bài Thuốc: Nhân sâm 12, Hoài sơn 8, Thục địa 20, kỉ tử 8, Qui đầu 8, Sơn thù 4, Chích thảo 4, thanh bì 8, sơn chi 8, Thăng ma 15, Đỗ Trọng 8, Khi bị loét (thấp nhiệt) gia hoàng bá 12 , long đởm 12, Nếu thận dương hư chân tay lạnh ra Phụ tử, Nhục quế.
Châm cứu: Bách hội, Quan nguyên, Khí hải, Trung cực (vê mạnh hướng về phía âm đạo)
Dùng ngoài ;
Bài 1: Chỉ sác 200g Cho 3 bát nước đun lấy nước xông rửa
Bài 2: dùng cho trường hợ bị viêm loét (có thấp nhiệt) Khổ sâm, Sà sàng, Hoàng bá, Khô phàn, Hoàng liên, Bạch chỉ Lượng bằng nhau đun sôi xông rửa, dùng cho trường hợp thấp nhiệt (có loét) Tổng hợp Tham khảo thêm về bệnh sa dạ con Tại sao bị sa dạ con?
Chị gái tôi năm nay 35 tuổi, mới sinh con thứ 2 được gần 3 tháng nay. Thời gian gần đây chị cảm thấy nặng nặng nơi âm đạo, nhất là những lúc phải gánh lúa hay mang vác nặng thì thấy cả khối to nhô ra ngoài…
Bài thuốc chữa sa dạ con Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường và đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ sau khi sinh (trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi mắc bệnh).
Chữa sa dạ con bằng Đông y; Xơ mướp 60g, rượu trắng 1/2 lít. Đốt xơ mướp thành than, nghiền nhỏ, chia thành 14 gói bằng nhau; hằng ngày trước khi ăn cơm, uống 1 gói với rượu trắng.
Xoa bóp chữa sa dạ con Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường.
Nguyên nhân chủ yếu là dây chằng và các cơ nâng đỡ tử cung bị rão, tổ chức giữa âm đạo và âm hộ bị tổn thương chưa phục hồi sau khi sinh đã phải lao động quá sớm hoặc quá nặng. Sa dạ con và những điều cần biết. Sa dạ con là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, nhất là khi phải trải qua nhiều lần sinh đẻ. Bài thuốc chữa sa dạ con Sa dạ con là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường và đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ sau khi sinh (trên thế giới có đến 15% phụ nữ cao tuổi mắc bệnh).
Chữa sa dạ con bằng Đông y Xơ mướp 60g, rượu trắng 1/2 lít. Đốt xơ mướp thành than, nghiền nhỏ, chia thành 14 gói bằng nhau; hằng ngày trước khi ăn cơm, uống 1 gói với rượu trắng. Món ăn bài thuốc chữa sa dạ con Sa dạ con chủ yếu do giãn các dây chằng tử cung hoặc do tham gia lao động nặng nhọc quá sớm sau khi sinh đẻ, hoặc do suy nhược toàn thân gây nên.
Bệnh sa dạ con và cách điều trị Sa âm đạo
– Sa dạ con xảy ra khi các cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. các cơ quan này gồm : bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung. Nếu nặng cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bang quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang . đây là bệnh lý khá phổ biến ở những phụ nữ lớn tuổi, sau sinh, sinh đẻ nhiều, lao động sớm – nặng trong thời gian hậu sản…
Bệnh có 3 mức độ:
Độ 1: tử cung bị kéo giãn, chùng xuống thấp hơn một chút so với vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm trong âm đạo. Người bệnh cảm giác hơi tức, vướng, nặng ở bộ phận sinh dục, thỉnh thoảng hay bị tiểu dắt, tiểu són, đặc biệt là khi ho, cười lớn hoặc vận động mạnh
Độ 2: tử cung giãn, sệ xuống khe hở của âm đạo. Mỗi khi rặn, cố gắng để đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc mang xách nặng, một phần tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu nghỉ ngơi, nó sẽ tự co lại vào bên trong
Độ 3: toàn bộ tử cung “chảy” hết ra ngoài âm đạo. Người bệnh có thể nhìn, sờ thấy một khối thịt tròn cỡ nắm tay ở đó và khối thịt này không tự co lại được. Nếu bệnh đã đến mức độ này thì luôn kèm theo viêm tấy do bệnh nhân thường xuyên đi tiểu són, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập Sa tử cung tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Phụ nữ sau khi sinh cần lưu ý giữ vệ sinh sạch sẽ, lao động nhẹ nhàng, bồi dưỡng trong thời gian cho con bú để cơ thể chóng khỏe, các cơ, dây chằng nhanh mạnh lên.
Ngoài ra cũng cần đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần, để nếu bệnh nặng hơn bác sĩ có sự can thiệp kịp thời. Bệnh đặc biệt hay gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh. Khi mới sinh đến khoảng 1-2 tháng, tử cung vẫn còn to và nặng, chưa co lại hoàn toàn. Trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén. Việc lao động nặng nhọc, gằng sức, đi lại quá nhiều khiến dạ con bị sa xuống. Vì thế, khi mới sinh, sản phụ nên đi lại nhẹ nhàng, vừa tránh được tình trạng bế sản dịch, vừa giúp dạ con co bóp, co lại trở về bình thường. Phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả để không bị táo bón. Việc gắng sức rặn khi đi ngoài cũng có thể làm dạ con sa nhiều hơn. Sản phụ cũng nên cho con bú mẹ vừa tốt cho em bé, lại giúp tử cung co bóp tống sản dịch ra ngoài và giúp tử cung co nhỏ lại. Còn khi có dấu hiệu sa âm đạo, không được chủ quan mà cần đi khám chuyên khoa để được can thiệp ngay khi ở mức độ nhẹ và cũng hạn chế làm việc nặng. Còn việc có thể mang thai tiếp được khi có biểu hiện sa dạ con, thì ở mỗi trường hợp cụ thể, khi thăm khám kỹ càng bác sĩ mới có thể đưa ra lời khuyên. Có những người sa dạ con ở mức độ nhẹ, hoàn toàn vẫn có thể tập luyện, can thiệp để dạ con co trở lại bình thường và vẫn có thể sinh con.
Phép chữa: Theo nguyên tắc “hãm xuống thì đưa lên” dùng bổ khí để đưa lên là chính. Dùng thuốc có tính thăng đề (đưa lên) để đưa khí hạ hãm từ dưới lên trên. Đồng thời phối hợp cả châm cứu bấm huyệt và phép chữa ngoài như chườm đắp thì kết quả sẽ nhanh hơn. Khi chữa phải nghỉ ngơi tốt, kiêng phòng dục, gánh vác nặng để nâng cao điều trị, đề phòng bệnh tái phát.
Cụ thể là phải bổ khí thăng dương. Dùng bài: “Bổ trung ích khí”: huyền sâm 4g, huỳnh kỳ (nướng) 6g, đương quy 2g, bạch truật 4g, chích thảo 4g, trần bì 2g, thăng ma 2g, sài hồ 2g, gừng sống 3 lát, đại táo 3 trái. Sắc 500ml còn 150ml, uống ấm trong ngày.
Chứng thấp nhiệt: Biểu hiện trong âm đạo có khối lòi ra ngoài, đau, nước vàng ra dầm dề, đi tiểu nóng rát, nước tiểu vàng, lúc tiểu thì đau, lòng phiền, mình nóng, tự đổ mồ hôi, miệng khô, đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng có nhớt, mạch hoạt sác.
Nguyên nhân: do tỳ khí hư, thấp khí hạ hãm, uất lâu sinh nhiệt.
Phép chữa: thanh nhiệt, lợi thấp. Dùng bài “Long đởm tả can thang”: long đởm thảo (sao rượu) 4g, mộc thông 2g, sài hồ 4g, trạch tả 4g, xa tiền tử, sinh địa hoàng (sao rượu) 2g, đương quy vĩ (rửa rượu) 2g, chi tử (sao) 2g, hoàng cầm (sao rượu) 2g, cam thảo 2g. Sắc uống xa bữa ăn.
Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam điều trị có kết quả tốt:
Bài 1: Hoa thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).
Bài 2: Lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào âm hộ trong 24 giờ.
Bài 3: Hạt na (miền Nam gọi mãng cầu) khô 20g, lá trầu không 50g, phèn phi 5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na, phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi vào.
Bài 4: Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vàobông đặt vào âm đạo trong 24 giờ.
Bài 5: Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).
Bài 6: Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía 20g(không có thì dùng hạt), củ thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa sạch.
Bài 7: Muối 1 chén rang nổ giòn thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang lại cho nóng đều rồi đổ ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho bệnh nhân nằm lên trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp giã hòa vào hồ bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên vừa đủ thì gỡ ra. Khi áp dụng thuốc dùng ngoài thì kết hợp uống bài thuốc bổ trung ích khí, chú ý vị thăng ma tăng lên đến 20 – 30g. Day bấm huyệt: bách hội, khí hải, đái hạch, duy đạo, thái xung, chiếu hải. Bách hội có tác dụng nâng khí hạ hãm. Khí hải để ích khí cố thoát. Duy đạo thu liễm làm co tử cung. Hai kinh can và thận đều tuần hành qua bụng dưới liên hệ với bào cung, cho nên dùng các huyệt thái xung, chiếu hải, đái hạch để điều bổ can thận.
Cháo và canh thuốc chữa bệnh sa dạ con:
Cháo kê, lương: Lươn 1 con, bỏ nội tạng rửa sạch thái nhỏ bỏ vào nồi với kê 100g đã đãi sạch và muối, nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Ăn hết trong ngày, ăn lúc đói.
Cháo thủ ô, trứng gà: Hà thủ ô đỏ 30g, dùng vải thưa gói lại, cùng với gạo kê 50g, đãi sạch cho vào nồi, nước vừa đủ nấu thành cháo. Rồi vớt túi thuốc hà thủ ô ra, cho gia vị, đường thích hợp và đập 2 quả trứng gà vào. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
Cháo đảng sâm, thăng ma: Đảng sâm 30g, thăng ma 10g. Cho nước nấu kỹ rồi vớt bỏ bã thuốc đi, rồi cho kê 50g vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
Canh lươn: Lươn 2 con, làm bỏ xương ruột đầu đuôi, thái chỉ cho vào nồi, rồi cho hành gừng muối rượu vào ướp một lát. Nước sôi vừa đủ, nấu canh cho gia vị là được. Ăn cùng bữa cơm hằng ngày.
Canh cá diếc, hoàng kỳ: Cá diếc tươi 1 con 250g, hoàng kỳ 25g, chỉ xác sao 10g. Hoàng kỳ, chỉ xác nấu nước 40 phút vớt bỏ bã, lấy nước.
Cá làm sạch cho vào nồi nước thuốc và gừng muối vào đun tiếp đến khi chín cá. Ăn kèm trong bữa ăn. Bệnh nhân luu ý không tự ý dùng thuốc khi chua có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Bạn có thể để lại thông tin để tư vấn miễn phí hoặc gọi cho bác si tại phòng khám 0974.07.04.85 hay 0915.180.628
hãy liên hệ với chúng tôi
Phòng Khám Đông Y Sinh Long Đường
✪ Chuyên khoa điều trị các bệnh liên quan đến bệnh Phụ khoa – Nam khoa – Bệnh xã hội – Trĩ
✪ SĐT tư vấn và đặt hẹn: 0974.07.04.85 – 0915.180.628
✪ Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN
TEL 0974070485
Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN
TEL 0915180628
✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 – 20h30 tất cả
các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ