Các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ mắc sỏi thận ngày một gia tăng trên cả nam lẫn nữ lần lượt là 13% và 7%. Bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, suy giảm sức khỏe và còn có thể gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bạn đang tìm kiếm phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả cho mình? Bạn có biết vì sao việc điều trị sỏi thận của mình mãi không khỏi, mà lại dễ tái phát? Nguyên nhân do đâu…? Bạn sẽ có mọi đáp án khi tìm hiểu kỹ bài “Chữa dứt điểm sỏi thận với 6 bài thuốc đặc hiệu” dưới đây.
TỔNG QUAN VỀ SỎI THẬN
Trang bị đúng các kiến thức về bệnh sỏi thận là cách tốt nhất để phòng tránh cũng như hỗ trợ tốt cho việc điều trị. Vậy nên đọc giả đừng bỏ qua bất cứ thông tin bổ ích nào dưới đây.
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận được giải thích đúng theo nghĩa đen tức là: sỏi bên trong thận. Sỏi thận được hình thành khi nước tiểu trở nên cô đặc (do thói quen sinh hoạt: nhịn tiểu, thiếu ngủ, thường xuyên dùng thuốc..; ăn uống: uống không đủ nước, nhịn ăn sáng, ăn nhiều chất tạo sỏi,..), tạo điều kiện cho các khoáng chất, muối kết dính lại với nhau. Kích thước và hình dạng phụ thuộc vào quá trình tích tụ khoáng chất theo thời gian.
6 loại sỏi thận thường gặp:
1. Sỏi Canxi
Đây là loại sỏi thường gặp nhất trong các loại sỏi thận, hình thành do muối canxi bão hòa trong nước tiểu, kèm theo đó là sự tăng cường hấp thụ canxi ở ruột và ống thận. Các nguyên nhân chính có thể kể đến như:
- Bị mắc bệnh tăng cường tuyến giáp
- Gãy xương lớn và bất động lâu ngày
- Bổ sung nhiều vitamin D và các loại thuốc có thành phần Corticoid
- Di căn ung thư qua xương, phá hủy xương
- Sarcoidosis: Một tình trạng viêm hạch bạch huyết
- Ngoài ra, không tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 40% – 60%.
2. Sỏi Oxalat
Loại sỏi thận có tỷ lệ người mắc cao ở những vùng nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi được hình thành khi nước tiểu có nồng độ oxalat cao kết hợp với canxi tạo thành sỏi oxalat canxi mà nguyên nhân chính thường đến từ việc ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng oxalat cao.
3. Sỏi Phosphat
Thường là Amoni Magnesi Phosphat, có kích thước lớn, hình dạng san hô, cản quang. Sỏi hình thành do hậu quả của nhiễm khuẩn trên hệ tiết niệu, đặc biệt là do vi khuẩn proteus.
4. Sỏi Urat
Loại sỏi thận cũng khá phổ biến, hình thành khi lượng uric trong máu tăng cao dẫn đến nồng độ uric trong thận cũng đạt ngưỡng giới hạn gây nên sỏi urat. Các nguyên nhân gây bệnh:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu purine như lòng heo, lòng bò, thịt cá khô, nấm,..
- Thường gặp ở bệnh nhân Gout (hệ quả của rối loạn chuyển hóa acid nucleic)
- Ở bệnh nhân hóa trị liệu ung thư.
Lưu ý: Acid uric dễ tan trong kiềm và kết tinh trong môi trường axit. Vì vậy, nồng độ pH nước tiểu thấp dưới 6 chính là môi trường thuận lợi hình thành loại sỏi thận này.
5. Sỏi thận Struvite
Loại sỏi này hình thành khi đường niệu bị nhiễm khuẩn lâu dài. Vi khuẩn giải phóng men Urease, phân giải ure thành amoniac làm nước tiểu bị kiềm hóa dẫn đến việc giảm hòa tan struvite, hình thành sỏi thận. Thường gặp ở nữ giới hơn nam giới.
6. Sỏi Cystin
Sỏi hình thành do cystine bị đào thải nhiều qua thận nhưng ít hòa tan. Nguyên nhân thường đến từ bẩm sinh do rối loạn vận chuyển, rối loạn tái hấp thu cystine ở ống thận và niêm mạc ruột gây nên. Đây là loại sỏi thận có tỷ lệ người mắc bệnh ít và hiếm nhất.
Đó là 6 loại sỏi thận thường gặp. Dựa vào đặc điểm và tính chất Y học phân chia 6 loại sỏi này vào 2 nhóm: Sỏi vô cơ và hữu cơ.
Sỏi vô cơ
- Sỏi Oxalat Canxi: Loại sỏi thường gặp, tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 85%
- Sỏi Phosphat Canxi: Màu vàng nhạt hoặc trắng đục dễ vỡ
- Sỏi Cacbonat Canxi: Màu trắng sữa, dễ vỡ.
Sỏi hữu cơ
- Sỏi Urat: Do nồng độ uric trong máu tăng cao hay người mắc bệnh gout
- Sỏi Cystin: Nhẵn, có màu vàng nhạt, dễ tái phát.
- Sỏi Struvite: Có màu vàng trắng, thường do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn gây nên.
Triệu chứng sỏi thận
Đông y quy bệnh sỏi thận vào chứng “Thạch Lâm”, Thận kết thạch, Du Niệu Quản kết thạch. Sỏi thận nhỏ thường không gây ra bất cứ biểu hiện gì cho đến khi phát triển lên kích thước lớn hơn và di chuyển đến niệu quản. Các triệu chứng điển hình của sỏi thận được thể hiện rõ qua các biểu hiện như sau:
- Đau vùng hông, lưng, dưới xương sườn, đùi, bẹn, háng và cơ quan sinh dục. Đau quặn bụng dưới dữ dội, đau thường xuyên. Cơn đau có thể dữ dội được ví như sinh đẻ, dao đâm.
- Tiểu khó, tiểu đau, buồn tiểu nhưng không tiểu được, tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu nặng mùi, không thể đi tiểu,..
- Buồn nôn và nôn mửa: Sỏi thận có thể kích hoạt các đường dây thần kinh trong đường tiêu hóa làm dạ dày khó chịu.
- Sốt và Ớn lạnh: Điều này cho thấy rất có thể bạn bị nhiễm trùng ở thận hoặc phần khác của đường tiết niệu.
- Mặt tái, ra mồ hôi.
Tùy vào vị trí và tính chất từng loại sỏi thận mà cơn đau sẽ khác nhau:
Triệu chứng sỏi bể thận: Nếu sỏi nằm trong nhu mô thận sẽ ít gây đau. Nhưng nằm trong bể thận, đài thận sẽ gây ứ nước tiểu, làm viêm nhiễm thứ phát, xuất hiện các cơn đau âm ỉ một bên hoặc cả hai bên hông và có thể kèm tiểu ra máu, nước tiểu sẫm màu.
Triệu chứng đau sỏi niệu quản: Đau như xé lan xuống bẹn và bàng quang và kèm theo tiểu ra máu. Cơn đau dữ dội hơn khi sỏi di chuyển, làm bệnh nhân đứng ngồi không yên, vã mồ hôi hột.
Triệu chứng đau sỏi bàng quang: Thường đau ở vùng bụng dưới kèm theo tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu ngập ngừng.
Triệu chứng đau sỏi niệu đạo: Thường là các biểu hiện như bí tiểu, tiểu buốt ở đầu dương vật, cơn đau có thể khiến bệnh nhân không thể chịu được.
Sỏi thận có thể gây ra viêm bể thận: Đau ở 1 hoặc 2 bên hông, đau ê ẩm với cường độ từ nhẹ đến trung bình kèm theo các hội chứng nước tiểu (đục, màu sẫm, tiểu máu).
Sỏi thận làm ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận: thường xuất hiện những cơn đau kéo dài kèm theo nặng vùng hông. Trong ứ mủ còn kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Tổng kết lại cơn đau quặn thận đến từ các vấn đề:
- Do sỏi ở bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo.
- Do viêm thận, bể thận, viêm bàng quang, áp xe thận, lao hoặc u thận.
- Ứ nước bể thận, ứ mủ bể thận.
Với Kinh Nghiệm Và Bài Thuốc gia truyền hoàn toàn bằng Thuốc Nam Sỏi dưới 10mm sau 15 ngày hết, có cam kết. Hãy để lại thông tin để không cần mổ.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận
Không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu cho người bệnh mà sỏi thận còn có thể ảnh hưởng, làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm:
1. Giãn đài bể thận và thận ứ niệu
Sỏi làm tắc nghẽn, cản trở việc bài tiết nước tiểu dẫn đến ứ trệ đường niệu phía trên gây ra giãn đài bể thận, lâu dần làm gia tăng sự căng giãn, chèn ép nhu mô khiến chức năng thận bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn nếu không được xử lý sớm và đúng phương pháp.
2. Nhiễm khuẩn hệ tiết niệu
Điển hình là viêm bể thận, viêm khe thận. Nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây nên thận ứ mủ hoặc hư thận. Trường hợp nặng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết gây tử vong cao.
3. Viêm khe thận mãn tính và suy thận
Tình trạng viêm khe thận kéo dài dẫn đến hậu quả làm xơ teo thận, suy thận cấp hoặc mãn tính theo nhiều cấp độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào đặc điểm của sỏi.
4. Phá hủy thận
Tình trạng sỏi thận kéo dài có thể phải can thiệp phẫu thuật cắt bỏ thận. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ lọc và bài tiết của cơ thể, sức khỏe bị suy giảm nặng nề, làm giảm tuổi thọ và có nguy cơ dẫn đến tử vong trong tương lai.
5. Viêm loét, thủng niệu quản
Sỏi thận kéo dài gây viêm loét có thể làm thủng niệu quản dẫn đến rò rỉ nước tiểu làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cho các vị trí khác.
CHẨN ĐOÁN
- Căn cứ bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu
- Người lớn: Chụp X-quang hoặc CT đường tiết niệu
- Phụ nữ mang thai: Siêu âm
- Trẻ em dưới 16 tuổi: Sử dụng siêu âm. Nếu siêu âm không phát hiện có thể xem xét đến chụp CT không tương phản liều thấp.
CHỮA VÀ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN
Y học hiện đại và cổ truyền vẫn luôn song hành trong việc hỗ trợ và điều trị các bệnh. Một số thông tin chữa sỏi thận dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định về việc lựa chọn phương pháp tối ưu nhất.
Tây y
Nội khoa: Với các trường hợp sỏi nhỏ, ít triệu chứng có thể áp dụng thuốc giảm đau kết hợp uống nhiều nước để tự đào thải sỏi ra ngoài. Phương pháp này thường mang lại ít hiệu quả và không đặc hiệu, dễ tái phát.
=> Cần sử dụng một phương pháp đặc hiệu (bệnh nhân cần xác định chính xác loại sỏi thận của mình) để làm tan sỏi hoàn toàn cũng như phòng tránh tái phát trở về sau.
Ngoại khoa:
- Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không xâm lấn
- Phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da, qua niệu quản ít xâm lấn
- Sóng siêu âm SWL. Phương pháp này thường gây đau và cần phải điều trị nhiều lần để thu được hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa, phẫu thuật thường tốn kém mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà bệnh nhân chọn phương pháp này cần nắm rõ:
- Nguy cơ nhiễm trùng huyết, một bệnh nhiễm trùng qua đường máu gây ra vấn đề cho toàn cơ thể.
- Niệu quản (ống gắn thận với bàng quang) bị tắc do các mảnh đá vụn gây ra
- Chấn thương niệu quản
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Đông y
Đông y cho rằng Thạch Lâm (sỏi thận) đa phần là do hạ tiêu thấp nhiệt chưng kết làm tổn thương âm dịch dẫn đến thận hư âm thương dẫn đến kết thạch. Vì vậy, để điều trị dứt điểm sỏi thận Đông y sử dụng 4 bài thuốc cho từng trường hợp cụ thể như sau: Với Kinh Nghiệm Và Bài Thuốc gia truyền hoàn toàn bằng Thuốc Nam Sỏi dưới 10mm sau 15 ngày hết, có cam kết.
1. Bàng quang thấp nhiệt
Nguyên nhân: Do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi.
Triệu chứng: Tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.
Phương pháp điều trị: Khu trừ thấp nhiệt bằng bài Tam kim bài thạch thang: Kim tiền thảo 20g, kê nội kim 12g, hải kim sa 15g, thạch vĩ 12g , hổ phách 12g, xuyên ngưu tất 12g, cam thảo 5g.
- Nếu đái ra máu: thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g.
- Nếu đau nhiều: thêm ô dược 8g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g.
- Rêu lưỡi vàng dày: gia hoàng bá, thương truật 10g.
- Miệng khát: gia sinh địa, thạch hộc.
- Đau lưng nhiều: gia đỗ trọng, cẩu tích 12g.
- Nếu bệnh đã mắc trên 3 tháng: gia vương bất lưu hành 12g, tạo thích 8g.
Cách sử dụng: Sắc uống ngày một thang, trong 10 ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
2. Thể khí trệ huyết ứ
Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; Tiểu buốt, rắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu ra máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; Mạch huyền hoặc huyền sác.
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ bằng bài Thạch vĩ tán, tứ vật đào hồng gia giảm: Đào nhân 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g , kê nội kim 12g, trạch tả 12g, ô dược, xuyên luyện tử đều 9g; hồng hoa, đương quy, đông quỷ tử đều 12g; kim tiền thảo 20g; hải kim sa, xa tiền tử đều 15g; thạch vĩ 12g, cam thảo 5g.
Cách sử dụng: Sắc uống trong 10 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
3. Thể thận khí bất túc
Nguyên nhân: Do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra.
Triệu chứng: Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực.
Phương pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch bằng bài thuốc Tế sinh thận khí hoàn: thục địa 16g, sơn thù 8g, bạch linh 8g, trạch tả 8g, đơn bì 8g, phụ tử chế 4g, quế chi 4g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 12g.
Cách sử dụng: Sắc uống trong 10 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
4. Thể thận âm hư suy
Nguyên nhân: Do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu.
Triệu chứng: Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch với bài thuốc Bổ thận bài thạch thang: tri mẫu, thục địa, trạch tả, đương quy, hoàng bá đều 12g, kê nội kim 10g, mộc thông 10g; cam thảo, sơn thù đều 6g, kim tiền thảo 20g; hải kim sa, xa tiền tử, hoàng kỳ 15g.
Cách sử dụng: Sắc uống trong 10 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
BÀI THUỐC ĐẶC TRỊ
Trải qua nhiều thế hệ khám chữa sỏi thận, điều trị khỏi cho rất nhiều bệnh nhân, Đông y Sinh Long Đường vẫn tiếp tục nghiên cứu để tối ưu 6 bài thuốc đặc hiệu trị sỏi thận sử dụng hiệu quả cho 6 loại sỏi kể trên:
Với sỏi Cystin
– Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ≥ 2,5 lít/24giờ.
– Kiềm hóa nước tiểu:
- Natri Bicarbonat 6g/24giờ chia 4 lần.
- Kali Citrat liều tương tự.
– Mục đích đạt pH niệu: 7 – 7,5.
Sỏi Acid Uric
- Uống nhiều nước đảm bảo lượng nước tiểu ≥ 2,5lít/24giờ.
- Hạn chế thức ăn nhiều acid uric (đạm 0,6 g/kg/24giờ).
- Kiềm hóa nước tiểu bằng Natri Bicarbonat hoặc Kali Nitrat.
Sỏi Struvite
- Uống nhiều nước.
- Điều trị tích cực nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Sau khi mổ lấy sỏi vẫn cần kiểm soát, điều trị tốt nhiễm khuẩn tiết niệu.
Sỏi Canxi
– Cần uống nhiều nước.
– Chế độ ăn hạn chế canxi
– Hạn chế hấp thu Canxi ở ruột:
- Tránh dùng Vitamin D, dầu cá, đặc biệt là 1-25 dihydroxy calciferol D3.
- Có thể cho tiêm: Thiazid (Hypothiazid 25mg x 2 lần/24giờ), mục đích nhằm đào thải canxi niệu. Orthophosphat: 1000-1500 mg/24giờ chia 3 lần, mục đích đào thải pyrophosphat ra nước tiểu sẽ ức chế kết tinh phosphat canxi.
– Thăm dò tìm nguyên nhân rối loạn chuyển hóa:
- Cường cận giáp tiên phát, thứ phát: cắt bỏ tuyến cận giáp.
- Bệnh lý toan hóa do ống thận: cho citrat kali liều 4-6 g/24giờ chia 4 lần.
Lưu ý:
- Với bất kỳ loại sỏi nào cần phải uống nhiều nước để đảm bảo lượng nước tiểu ít nhất là từ 2,5 lít/24giờ trở lên.
- Chữa các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm thận bể thận.
- Chữa các triệu chứng và các biến chứng khác: Ứ nước, ứ mủ bể thận, bí đái …
- Bài thuốc tác dụng nhanh hay chậm còn tùy thuốc vào cơ địa mỗi người.
Để chữa khỏi sỏi thận hãy điều trị đặc hiệu và đừng quên chọn cơ sở uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm. Mọi thắc mắc cần tư vấn trực tiếp hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sinh Long Đường hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0974.070.485 hoặc 0915.180.628. KÍCH VÀO ĐÂY!