Nấm da đầu là bệnh da liễu có biểu hiện rất rõ ra bên ngoài: đầu xuất hiện nhiều mảng da chết, vảy trắng như gàu, da đầu nổi mụn sờ vào thấy đau và thường xuyên thấy ngứa. Bệnh khiến nhiều người lo ngại về sự lây truyền. Vậy nấm da đầu có lây không, bị nấm đầu phải làm sao? Mời tham khảo bài chia sẻ kiến thức dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Trước khi đi vào vấn đề chính cần học cách nhận biết bệnh để tránh nhầm lẫn với các trường hợp khác có triệu chứng tương tự. Những biểu hiện cho thấy bạn đã bị nấm da đầu:
- Giai đoạn sớm có thể khó đoán với triệu chứng gàu, vảy trắng bám trên da đầu, trên tóc.
- Da đầu xuất hiện mụn, mẩn đỏ nhẹ thì vài nốt nặng thì có thể dày chi chít
- Cảm giác khó chịu, ngứa, đau rát
- Nặng hơn có thể thấy tóc gãy rụng khá nhiều, thậm chí là rụng thành mảng khiến nhiều người lo ngại hói đầu. Đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này mời xem tại “Nấm da đầu có gây hói đầu không?”
- Có thể xuất hiện viêm nhiễm.
Bệnh nấm da đầu có lây không?
Nấm da đầu có lây từ người bệnh sang người khỏe không? Nấm da đầu lây qua con đường nào? Bị nấm da đầu thì phải làm sao? Là thắc mắc chung của nhiều người: bệnh nhân, bạn bè và người thân của bệnh nhân.
Để có câu trả lời thuyết phục chúng ta sẽ phải tìm hiểu một chút về “nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu là gì?”. Các nghiên cứu y học cho biết Trichophyton, Pierdraiahortai, Trichosporon beigelii, Candida hay Dermatophytes đều là những “thủ phạm” chính. Các vi khuẩn nấm này có thể đến từ môi trường bên ngoài (các bào tử nấm bay trong không khí) hoặc từ số lượng nhỏ trên da đầu của chúng ta khi gặp điều kiện thuận lợi (ngủ với tóc ướt, chăn gối ẩm mốc, thường xuyên đội mũ, hay ra mồ hôi,..).
Dựa vào các nguyên nhân kể trên ta có thể kết luận: nấm da đầu là một bệnh lý nhiễm trùng ngoài da. Vậy nên, với thắc mắc nấm da đầu có lây không thì câu trả lời chắc chắn là có nhé! Không những thế còn lây rất nhanh là đằng khác.
Con đường lây nhiễm:
- Trực tiếp: Tiếp xúc ôm ấp vật nuôi, người bị bệnh
- Gián tiếp: Qua các vật trung gian như: lược, mũ nón, quần áo, chăn gối,..
Bị nấm da đầu phải làm sao?
Nấm da đầu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bị vô cùng khó chịu, cảm giác ngứa ngáy liên miên và có thể gây viêm nhiễm tổn thương nặng nề. Dưới đây là một số chỉ dẫn bạn nên biết khi bị nấm da đầu, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị:
1. Gội đầu thường xuyên và giữ vệ sinh da đầu
Nấm phát triển mạnh khi môi trường đạt độ ẩm nhất định, pH dao động từ 6.9 – 7.2. Tắm gội là cách tốt nhất giúp chúng ta lấy đi mọi bụi bẩn, cân bằng cho da pH và ngăn ngừa, hạn chế nấm sinh sôi. Ngoài ra, bạn cũng không nên để đầu ẩm đi ngủ hay ra đường.
2. Sử dụng dầu gội phù hợp
Chọn loại dầu gội có thành phần chống nấm sẽ mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao hơn thay vì các dầu gội thông thường. Tuy nhiên, cần lưu ý tần suất sử dụng vì một số sản phẩm nếu dùng thường xuyên mỗi ngày có thể gây ra một số tác dụng tiêu cực.
3. Sấy khô tóc ngay sau khi đi mưa
Sau khi đi mưa, đầu của bạn bị ướt thì nên thực hiện làm khô ngay khi có thể. Để chắc chắn nên thực hiện gội và làm sạch da đầu dưới nước sạch.
4. Hạn chế các tác động vật lý
Chà xát lên da đầu với các hành động như gãi, sờ nắn đều gây thêm những tổn thương khiến bệnh thêm nặng, lâu khỏi và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
5. Không nhuộm tóc
Bị nhiễm nấm trên da đầu thì phải làm sao? Nấm làm da đầu yếu đi, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài đặc biệt là hóa chất. Chính vì vậy, bạn không nên nhuộm tóc hay tẩy tóc trong thời gian này và cũng không sử dụng các mỹ phẩm chăm sóc tóc.
6. Không dùng chung vật dụng cá nhân
Để tránh lây cho người khác hay người khác lây lại mình thì chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng chung vật dụng cá nhân của nhau. Nếu người thân trong nhà bị bệnh chúng ta có thể sử dụng dầu gội trị nấm để phòng tránh lây nhiễm.
7. Giữ cho da đầu thông thoáng
Đội mũ quá lâu và thường xuyên không những cản trở việc điều trị mà còn khiến bệnh phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Bởi mũ khiến cho da đầu chúng ta bị bí bách, ra mồ hôi,.. tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm phát triển trở lại.
8. Giặt giũ lại toàn bộ chăn gối
Chăn gối bẩn có thể bị nấm mốc, đây có thể là nơi lưu giữ bệnh của bạn khiến bạn mắc lại hoặc không thể điều trị khỏi. Vậy nên, hãy mang chúng ra phơi ngoài nắng hoặc thay thế, giặt định kỳ để loại bỏ nguy cơ này nhé!
9. Áp dụng các phương pháp dân gian
Các bài thuốc dân gian được cho là hỗ trợ điều trị rất tốt. Bạn nên tham khảo 10 cách trị nấm da đầu theo dân gian hoặc truy cập “danh mục bệnh nấm da đầu” để xem thêm các cách trị với bia, nước muối,..
Đó là tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời cho câu hỏi nấm da đầu có lây không, bị nấm da đầu thì phải làm sao. Hãy đón đọc các tin tức bổ ích trong các bài chia sẻ tiếp theo của phòng khám Đông y Sinh Long Đường nhé!