Cơ thể bị nổi mề đay mẩn ngứa có được tắm không? Có lẽ đây là câu hỏi gây tranh cãi rất nhiều trong suốt thời gian qua. Theo dân gian, bị mề đay thì phải kiêng nước nhưng số khác lại cho rằng: “nổi mề đay nên tắm và phải tắm đúng cách”. Vậy cuối cùng thì nổi mề đay có được tắm hay không? Hãy cùng xem chuyên gia phân tích trong bài chia sẻ dưới đây.
Tìm hiểu bệnh nổi mề đay
Mục này nhằm cung cấp cho đọc giả cái nhìn tổng quan về bệnh, tránh nhầm dị ứng nổi mề đay sang bệnh lý da liễu khác. Mời tìm hiểu chi tiết tại: “Nổi mề đay là gì, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay” hoặc tra cứu “Cẩm nang từ A – Z về bệnh nổi mề đay“.
Bị nổi mề đay có được tắm không?
Người ta thường nói, nổi ngứa mề đay phải kiêng nước, kiêng gió. Hoàn toàn đúng chứ không sai, bởi làn da lúc này đang bị tổn thương, việc tiếp xúc với gió và khói bụi, xà phòng, kỳ cọ, xát có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn do loét, viêm nhiễm.
Thực tế cho thấy, bệnh nhân bị nổi mề đay thường tiết nhiều bã nhờn hơn so với bình thường. Điều này làm tăng cơ hội cho vi khuẩn, nấm phát triển khiến da nhận thêm các tổn thương khác.
Nếu cứ tiếp tục thực hiện theo câu nói “nổi mề đay không được tắm” thì các tế bào chết, chất cặn bã dần tích tụ bít kín lỗ chân lông khiến quá trình trao đổi chất của da bị cản trở, tốc độ phục hồi giảm, bệnh lâu khỏi hoặc càng nặng hơn.
==> Do đó, kiêng cữ là điều nên làm: phải tránh xa khói bụi, gió, hạn chế tiếp xúc với nước,.. Nhưng tuyệt đối không được bỏ qua việc tắm để giúp cơ thể được vệ sinh sạch sẽ.
Cách tắm khi bị nổi ngứa mề đay
1. Chuẩn bị trước khi tắm
+ Phòng kín gió (nên đóng tất cả các cửa sổ lại)
+ Nước tắm có nhiệt độ phù hợp (không quá nóng và không quá lạnh)
+ Khăn tắm, khăn lau chất liệu mềm mại
+ Quần áo chất liệu vải mềm, thông thoáng, mịn.
2. Tắm không kỳ, không chà xát mạnh
Không chỉ với bệnh nổi mẩn ngứa mề đay mà bất kể bệnh da liễu nào, khi tắm chúng ta cũng không nên kỳ cọ, không xối nước quá mạnh để tránh các tổn thương cho da. Nên thực hiện nhẹ nhàng theo thứ tự từ trên đầu xuống dưới chân.
3. Thời gian tắm
Không nên tắm quá lâu chỉ giới hạn trong 5 – 10 phút.
4. Chỉ tắm với nước
Bị dị ứng nổi mề đay rất nhạy cảm với các mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm hay xà phòng,.. Vì vậy, chỉ nên tắm không với nước hoặc có thể sử dụng cùng một số loại thảo dược tự nhiên lành tính như lá khổ qua rừng, lá trầu không, lá chè (nguyên liệu sơ chế sạch rồi đun sôi với nước sau đó dùng để tắm).
Lưu ý: Ngoài việc sử dụng thuốc đúng theo chỉ định, giữ gìn vệ sinh thân thể bằng việc tắm đúng cách, bạn cũng nên tuân thủ 100% các yêu cầu của bác sĩ để việc chữa bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những phân tích của chuyên gia về việc “nổi mề đay có được tắm không” và chia sẻ cách tắm đúng phương pháp cho người bệnh. Mọi thông tin tư vấn khác hãy liên hệ trực tiếp phòng khám Đông y Sinh Long Đường để nhận được lời khuyên từ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành.