Các trường hợp gãy xương theo thống kê hàng năm chủ yếu đến từ chấn thương (do tai nạn, do tập luyện hay các nguyên nhân khác,..). Vậy gãy xương là gì, gãy xương mất bao lâu thì lành, gãy xương nên ăn gì, kiêng gì,..? Mời xem chi tiết tại bài nghiên cứu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp điều trị gãy xương tốt nhất hiện nay.
TỔNG QUAN
Gãy xương là gì?
Là tình trạng xương bị tổn thương làm biến dạng cấu trúc (nứt, gãy, vỡ,..) dẫn tới mất tính liên tục, gián đoạn truyền lực qua xương. Mất tính liên tục hoàn toàn được gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục gián đoạn tức là gãy xương không hoàn toàn.
Phân loại
Dựa vào vị trí, hình thái, tính chất, đặc điểm của xương bị gãy mà y học chia ra làm nhiều loại phổ biến:
- Gãy xương hoàn toàn: Xương gãy tách rời nhau tách thành 2 hoặc nhiều mảnh độc lập.
- Gãy xương không hoàn toàn: Xương nứt, biến dạng nhưng vẫn còn tiếp nối với nhau.
- Gãy phần đầu xương: Nếu xương gãy ảnh hưởng đến khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp, nếu gãy không ảnh hưởng đến khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp.
- Gãy phần cổ xương (phần giữa đầu và thân xương).
- Gãy phần thân xương (phần ống tủy)
- Gãy xương có di lệch (di lệch sang bên, di lệch xoay, di lệch gập góc,..) và không di lệch
- Gãy xương hở và gãy xương kín
- Gãy xương theo đặc điểm: gãy ngang, gãy chéo, gãy lún (gãy ép), gãy xoắn, gãy nứt, gãy vụn, gãy cành tươi..
Các vị trí gãy xương thường gặp
Do đặc thù hình thái, vận động mà một số phần xương trên cơ thể dễ dàng bị tổn thương, thậm chí gãy khi va chạm hay là do quá trình lão hóa: Gãy xương chân, xương tay, gãy xương đùi, xương sườn, xương cổ, gãy xương đòn, xương chậu.
Gãy xương có nguy hiểm không?
Gãy xương rất nguy hiểm, nó không chỉ gây ra tổn thương tại chỗ mà còn khiến bệnh nhân gặp những vấn đề về vận động ở thời điểm hiện tại hoặc sau này. Dưới đây là những biến chứng, di chứng thường gặp sau gãy xương khi không kịp thời xử lý, sơ cứu sai cách:
Biến chứng toàn thân
- Sốc do đau hoặc do mất quá nhiều máu, do tổn thương đến các cơ quan nội tạng khác (thường gặp khi gãy các xương lớn như đùi, chậu).
- Tắc mạch máu do mỡ: Gãy xương có thể làm các hạt mỡ trong ống tủy đi ra ngoài và lẫn vào trong máu chạy khắp cơ thể. Nếu bị tắc sẽ rất nguy hiểm (Ví dụ: nhồi máu phổi do các hạt mỡ tắc ở mạch phổi).
- Loét điểm tỳ đè: Do thời gian điều trị gãy xương lâu nên bệnh nhân phải ở yên một chỗ, không thể cử động khiến một số vùng trên cơ thể bị hiện tượng tì đè, máu khó lưu thông đến có thể sinh ra loét.
- Táo bón: Không được vận động cũng là nguyên nhân gây táo bón.
- Các vấn đề về vệ sinh: Không được tắm kỹ càng gây ra các vấn đề cho da, dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu,..
Biến chứng tại chỗ
Là những hệ quả của chấn thương lên cơ thể tại vị trí va chạm hoặc biểu hiện của xương trong quá trình tự liền (Có thể do phương pháp điều trị sai hoặc do bệnh nhân chưa thực hiện đúng các yêu cầu chỉ dẫn).
- Xương chậm liền: Bình thường thì khoảng 3 tháng kể từ thời điểm điều trị gãy xương thì xương đã có thể trở lại trạng thái ban đầu trên X-quang. Nếu quá 3 tháng thì có thể xét vào tình trạng xương chậm liền.
- Xương không liền: Hình ảnh thể hiện trên phim X-quang không có dấu hiệu tiến triển, vẫn cảm thấy đau và tồn tại quá 6 tháng.
- Xương liền bị lệch: Do quá trình nắn chỉnh chưa đúng hoặc trong quá trình điều trị có những tác động tiêu cực. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, thẩm mỹ.
- Viêm xương tủy: Đầu xương gãy cắt vát nếu không được cố định đúng có thể cứa đứt da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm xương tủy xương, kéo dài thời gian điều trị.
- Đứt, dập mạch máu: Va chạm có thể khiến xương gãy chọc vào mạch máu làm đứt mạch gây ra mất máu nặng nề.
- Tổn thương thần kinh: Do quá trình chấn thương hoặc sơ cứu sai cách khiến xương làm rách hoặc cắt đứt dây thần kinh. Dây thần kinh rất khó phục hồi và những tổn thương sẽ làm giảm khả năng vận động sau này.
- Teo cơ, xơ cứng, hạn chế vận động: Thời gian sau chữa trị nếu không được hướng dẫn phục hồi vận động, chức năng có thể dẫn đến biểu hiện cơ bị teo, khớp bị xơ cứng, vận động khó.
NGUYÊN NHÂN GÃY XƯƠNG
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gãy xương:
- Chấn thương: Thường gặp nhất, có thể do tai nạn giao thông, lao động, chơi thể thao, nhảy, múa,..
- Bệnh lý: Các bệnh lý ảnh hưởng đến cấu trúc xương, theo thời gian làm xương bị gãy như: viêm tủy xương, ung thư xương, xương thủy tinh,..
- Do loãng xương: Không chỉ bệnh lý mà xương già, xương yếu cũng có thể tự gãy. Rất phổ biến ở người bị loãng xương, tuổi già, người không thể tự tổng hợp canxi..
TRIỆU CHỨNG GÃY XƯƠNG LÀ GÌ?
Gãy xương thường rất đau, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn giữa đau thông thường hay đau do xương bị gãy thì mời tham khảo những dấu hiệu sau:
- Đối với gãy xương hở sẽ nhìn thấy phần xương lồi ra ngoài da
- Gãy xương làm xuất hiện các vết bầm tím quanh khu vực tổn thương.
- Sưng và đau tăng lên khi cử động liên quan đến vùng tổn thương thì rất có thể bạn đã bị gãy xương.
- Mất chức năng, không thể cử động.
- Biến dạng tại vị trí tổn thương.
Bạn có thể gặp một số triệu chứng khác ngoài những triệu chứng kể trên. Hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng bạn đang gặp phải.
BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng nhận biết bên ngoài kết hợp xét nghiệm dưới đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng gãy xương của bệnh nhân:
- Thực hiện các phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh cho độ chính xác cao như: X-quang, chụp CT, MRI
- Xét nghiệm máu, sinh hóa.
ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG
Nguyên tắc trong chữa và điều trị gãy xương là đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí ban đầu, ngăn sự di lệch, cố định cho đến khi chúng tự lành và gắn kết lại với nhau. Việc điều trị phải được tư vấn bởi các y sĩ chuyên môn, vậy nên bệnh nhân hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện.
Các phương pháp điều trị gãy xương phổ biến
- Băng cố định bằng bột: Sử dụng bột thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc. Đây là cách phổ biến trong điều trị gãy xương tay, gãy chân giúp cố định phần chi, tránh cử động để xương tự lành.
- Nẹp cố định: Cơ chế không khác băng cố định bằng bột. Chỉ là sử dụng thanh nẹp thay vì thạch cao sẽ giữ cố định phần chi bị gãy và ngăn không cho thực hiện các cử động trong quá trình xương tự liền.
- Kéo liên tục: Dùng trong trường hợp xương bị di lệch, cần thực hiện một lực kéo liên tục và ổn định để giúp chúng về đúng vị trí và tự lành.
- Mổ để cố định ngoài hoặc cố định trong: Thực hiện phẫu thuật để gắn ốc vít đặc biệt vào phần xương gãy. Tùy vào đặc điểm gãy xương mà bác sĩ sẽ cố định từ bên trong hay bên ngoài.
Gãy xương khi nào phải mổ?
Dựa vào những tổn thương gây ra cho xương và mức độ xương gãy các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, với tình trạng gãy xương nặng, các phương pháp bó bột, nẹp cố định không thể sử dụng thì biện pháp cuối cùng là phải mổ. Sau đây là 2 trường hợp cần can thiệp phẫu thuật:
- Khi điều trị bằng các phương pháp khác thất bại, không nắn được hết các xương bị di lệch, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động của phần chi bị gãy xương.
- Gãy tại các vị trí phức tạp, khó nắn chỉnh theo phương pháp thông thường hay có nhiều mảnh xương vụn.
Mổ gãy xương cần được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có trang thiết bị y tế hiện đại. Chính vì vậy để tỷ lệ mổ thành công cao, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
Gãy xương nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Để xương mau lành bạn cần có khẩu phần ăn hợp lý. Dưới đây là một vài thực phẩm nên bổ sung trong các bữa ăn hằng ngày.
- Bổ sung các chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa hay đậu nành,..
- Bổ sung chất béo: dầu thực vật, mỡ cá..
- Tinh bột: cơm, khoai, sắn,..
- Thực phẩm giàu canxi: sữa, ăn cá hồi, vừng, cải bắp,..
- Thực phẩm chứa nhiều magie: chuối, rau xanh, cá chép, cá trích, cá thu, tôm,..
- Kẽm: cá biển, hải sản, hạt bí ngô, hạt hướng dương, đậu đỗ, nấm, ngũ cốc,..
- Ngoài ra nên bổ sung thêm photpho, axit folic trong cá muối, đậu, lòng đỏ trứng, pho mát, bí ngô, chuối, đậu, rau xanh, cam quýt..
Ngoài ra, nên kiêng ăn thịt gà khi bị gãy xương, không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas…
Đông y Sinh Long Đường chuyên khám và điều trị các bệnh lý về xương, gãy xương,.. giúp người bệnh phục hồi chức năng, phục hồi vận động nhanh sau khi tháo bột bằng các phương pháp vật lý trị liệu, uốn nắn, massage. Mọi thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi để được các bác sĩ TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
hãy liên hệ với chúng tôi
Phòng Khám Đông Y Sinh Long Đường
✪ Chuyên khoa điều trị các bệnh liên quan đến bệnh Phụ khoa – Nam khoa – Bệnh xã hội – Trĩ
✪ SĐT tư vấn và đặt hẹn: 0974.07.04.85 – 0915.180.628
✪ Địa chỉ: Cơ sở 1:xóm Mới,Kiều Đoài,Đại Xuyên,Phú Xuyên,HN
TEL 0974070485
Cơ sở 2: đối diện CT8A Đại Thanh ,Tả Thanh Oai,Thanh Trì ,HN
TEL 0915180628
✪ Khám chữa bệnh ngoài giờ hành chính: từ 8h00 – 20h30 tất cả
các ngày trong tuần kể cả thứ 7 chủ nhật và ngày lễ