Những bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ
Các phương pháp, bài thuốc Đông y, kinh nghiệm dân gian rất phong phú, tuy nhiên để điều trị bệnh trĩ ở mức độ nặng (trĩ nội độ 4) thì không nhiều, thời gian điều trị thường dài. Tuy nhiên các bài thuốc Đông y có ưu điểm là điều trị từ nguyên nhân gây bệnh nên tính triệt để cao, ít tái phát, không có biến chứng, ít đau, chi phí điều trị thấp…
Từ ngàn đời nay Đông y đã có những bài thuốc, vị thuốc điều trị trĩ rất hiệu quả. Đó là sự kết hợp giữa các dược liệu quý như diếp cá, đương quy, rutin, tinh chất nghệ, giúp lưu thông khí huyết, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, trị táo bón, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ,…
Bài thuốc này đã được chứng minh bằng những cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu công dụng của các loại dược liệu cũng như kinh nghiệm sử dụng điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân trĩ. Bởi trĩ luôn là bệnh khó nói nên việc hiện đại hóa bài thuốc trên thành chế phẩm dạng viên uống cho người bệnh dễ sử dụng, thuận tiện, kín đáo mà vẫn đạt hiệu quả tốt trong điều trị.
Người bệnh sẽ không còn e ngại mà quyết tâm xua đi sự chịu đựng bấy lâu của mình. Bài thuốc này có thể chữa trị tận gốc bệnh trĩ nội độ 3 trở xuống, trĩ ngoại mà không cần phẫu thuật hoặc dùng để ổn định hệ tĩnh mạch trĩ sau phẫu thuật nhằm phục hồi chức năng hậu môn và phòng tránh tái phát.
+Huyết ứ:
Triệu chứng: đại tiện xong huyết ra từng giọt, táo bón.
Điều trị: lương huyết, chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ Trĩ huyết ứ
Hòe hoa (sao đen) 16g. Kinh giới (sao đen) 16g.
Sinh địa 12g Huyền sâm 12g.
Trắc bách diệp 16g. Qui đầu 12g
Địa du 12g. Hoàng cầm 8g.
Xích thược 12g Bạch thược 12g.
Xuyên khung 8g. Chỉ sác 8g
Hồng hoa 8g. Đào nhân 8g.
Đại hoàng 4g
+ Thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng hậu môn sưng đỏ, đau, trĩ bị sưng to, đau, táo bón, nước tiểu đỏ.
Điều trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ chống. Trĩ thấp nhiệt
Trạch tả 12g. Ngân hoa 16g.
Chi tử 12g Chỉ sác 8g.
Kinh giới 12g. Đào nhân 8g
Trắc bách diệp 12g. Xích thược 12g.
Đương qui 8g Sinh địa 16g.
Cam thảo 4g. Hoàng bá 12g
Đại hoàng 6g
+ Khí huyết hư
Triệu chứng: Tiêu ra máu lâu ngày, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sắc mặt trắng, rêu lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, tự ra mồ hôi, mạch Trầm Tế.
Điều trị: Bổ khí huyết, thăng đề, chỉ huyết.
Bài thuốc: Bổ Trung Ích Khí gia giảm. Bổ trung ích khí
Đẳng sâm 16g. Hoàng kỳ 20g.
Chích thảo 4g Thăng ma 12g.
Qui đầu 12g. Sài hồ 12g
Bạch truật 12g. Trần Bì 8g.
Kê huyết đằng 12g
b,Dùng hoa phòng, chống bệnh trĩ:
Có một phương thức rất độc đáo là dùng các loại hoa để chữa trị các bệnh trĩ, được gọi là trĩ hoa liệu pháp.
Một vài ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu biết thêm về vấn đề này.
Bài 1: Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 50g, Thịt lợn nạc 120g, Gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi đem hầm với hoa hòe, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết do nhiệt thịnh.
Bài 2: Nguyên liệu : Cúc hoa 120g, Đường đỏ 120g. Cách làm: Hai thứ đem hấp cách thủy với 2 bát nước rồi chia uống vài lần trong ngày.
Công dụng: hoạt huyết tiêu thũng, dùng để chữa trĩ mới bị sưng đau.
Bài 3: Nguyên liệu: Hoa hòe 60g Cách làm: Hoa hòe sắc kỹ lấy nước, chia 2/3 uống và 1/3 dùng để ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 1 thang.
Công dụng: thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ sa ra ngoài, sưng đau.
Bài 4: Nguyên liệu: Hoa hòe 50g, Hoa kinh giới 50g. Cách làm: Hai thứ đem sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cơm hoặc nước cháo.
Công dụng: thanh nhiệt tán phong, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ viêm loét chảy máu, sa niêm mạc trực tràng xuất huyết.
Bài 5: Nguyên liệu: Hoa mào gà 10g, Phượng nhãn thảo 10g. Cách làm: Hai thứ đem sắc lấy nước ngâm rửa hậu môn, mỗi ngày 2 lần.
Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tiêu thũng, dùng để chữa trĩ viêm loét, sưng nề quanh hậu môn.
Bài 6: Nguyên liệu: Hoa lăng tiêu 100g Cách làm: Hoa lăng tiêu sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước cháo gạo nếp.
Công dụng: lương huyết tán ứ, dùng để chữa trĩ nội xuất huyết, nứt kẽ hậu môn.
Bài 7: Nguyên liệu: Hoa sơn trà 15g, Hoa hòe 15g. Cách làm: Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống nhiều lần.
Công dụng: thanh nhiệt lương huyết, tán ứ chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 8:Nguyên liệu: Hoa mướp 20g, Hoa hòe 10g. Cách làm: Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, hãm uống vài ba lần.
Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 9: Nguyên liệu: Hoa mướp lượng vừa đủ. Cách làm: Hoa mướp rửa sạch, giã nát rồi đắp vào hậu môn. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lương huyết, dừng để chữa trĩ sa.
Bài 10: Nguyên liệu: Hoa sắn dây 6g, Bột hồ tiêu 3g. Cách làm: Đem hoa sắn dây sấy khô, tán bột rồi trộn đều với bột hồ tiêu, chia uống làm 2 lần trong ngày.
Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, dùng để chữa trĩ sưng đau.
Bài 11: Nguyên liệu: Hoa bọ mẩy 50g, Ruột già lợn 300g. Cách làm: Ruột lợn làm sạch, thái khúc rồi đem hầm với hoa bọ mẩy. Khi chín, bỏ hoa, chế đủ gia vị, ăn cái uống nước.
Công dụng: nhuận tràng, bổ huyết, hòa huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 12: Nguyên liệu: Hoa sơn trà 100g,Cách làm: Hoa sơn trà sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Bài 13: Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 250g, Thịt gà 150g, Cà chua 25g, Tỏi 25g, Lòng trắng trứng gà 1 quả, Bột mỳ, rau mùi, giấm, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.
Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước ; thịt gà loại bỏ gân thái chỉ rồi đêm ướp với gia vị, lòng trắng trứng và bột mỳ ; rau thơm thái nhỏ, cà chua thái chỉ. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng già rồi cho thịt gà, hoa hòe vào đảo đều, khi gần chín cho cà chua vào đun thêm một lát là được, đổ ra đĩa, rải rau mùi lên trên, ăn nóng.
Công dụng: tư âm ích khí, lương huyết giáng áp, dùng để chữa trĩ xuất huyết, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Bài 14: Nguyên liệu: Hoa hòe tươi 250g, Trứng gà 3 quả, Thịt hun khói 20g, Hạt đậu Hà Lan luộc chín, hành củ, mỡ lợn và gia vị vừa đủ. Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước; thịt hun khói thái vụn; trứng gà đạp ra bát, cho gia vị, thịt hun khói và hoa hòe vào quấy đều. Đặt chảo lên bếp, bỏ mỡ lợn vào đun nóng và phi hành cho thơm rồi cho trứng gà và hoa hòe vào tráng chín, ăn nóng.
Công dụng: Tư âm nhuận táo, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trị xuất huyết.
c, Trà dược dành cho bệnh nhân trĩ.
Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.
Bài 1: Nguyên liệu: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, ráu diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
Công dụng: bổ trung ích khí, làm co búi trĩ chống viêm chỉ huyết. Trong bài: đương quy, bạch truật, lá đắng bổ tỳ vị, bổ trung châu; hoa hòe, cỏ mực chỉ huyết và nhuận tràng; rau diếp cá, cam thảo, lá đinh lăng tác dụng bổ trợ và điều hòa các vị thuốc. Nếu trĩ chưa chảy máu hoặc chảy máu ít nên dùng bài này từ 2-3 tháng. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, dùng những loại thức ăn nhiều chất xơ, chống táo bón, chống dị ứng.
Bài 2: Nguyên liệu: Nhân trần, rau má, cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh, ngũ gia bì, khhuwong truật, cam thảo, ngân hoa mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô). Cách làm: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống thay trả trong ngày.
Công dụng: Nhuận gan mật, lợi tiêu hóa, chống viêm chỉ huyết, mát huyết. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ có tiền sử kiết lỵ, chức năng gan suy giảm, vàng da vàng mắt, đau tức hông sườn, rối loạn tiêu hóa… Nhân trần, rau má: bổ gan lợi mật; cỏ mần trầu, vỏ đậu xanh: đặc trị bệnh trĩ, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; khương truật, ngũ gia bì: bổ tỳ; cam thảo có vị ngọt vừa bổ tỳ vừa điều hòa các vị trong bài. Với bài này, người bệnh có thể dùng liên tục từ 2 tháng trở lên.
Bài 3: Nguyên liệu: Hạ liên châu, ngân hoa, lá đắng, táo nhân, thủ ô, cam thảo, cỏ mực, thăng ma, sài hồ, các vị lượng bằng nhau, mỗi lần chế biến nên lấy mỗi v từ 150-200g. Cách làm: Riêng táo nhân( sao đen), các vị khác sao giòn tán vụn trộn đều bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày.
Công dụng:Thăng đề dương khí, đại bổ khí huyết, chống viêm tiêu độc, theo quan điểm Đông y: nguyên tắc điều trị bệnh trĩ bao gồm: thăng đề dương khí, chống viêm, giảm đau, chỉ huyết. Trong bài đương quy, bạch truật, thăng ma, sài hồ: thăng đề dương khí; huyết đắng, thủ ô, đương quy: bổ khí huyết. Ngân hoa, hạ liên châu: chống viêm tiêu độc, táo nhân sao đen cùng với cam thảo, cỏ mực: dưỡng tâm an thần, chỉ huyết lương huyết. Bài này thích hợp với bệnh nhân trĩ đã bị bệnh lâu ngày, khí huyết lưỡng hư, thể trạng suy yếu, cần được nâng đỡ bồi bổ nguyên khí với tinh thần “Nhân cường tật nhược”.
Bài 4: Nguyên liệu:
Ngũ gia bì 200g, Củ đinh lăng 200g,
Bạch truật 200g, Trần bì 100g,
Sơn tra 100g, Phòng sâm 240g,
Sơn thù 200g, Biển đậu 200g,
Cam thảo 200g, Cỏ mần trầu 200g,
Ngân hoa 200g, Thảo quả 100g.
Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùn được. Uống dần trong ngày.
Công dụng: bổ tỳ dương, cải thiện tiêu hóa, chống viêm, thăng đề. Bài này phù hợp với bệnh nhân trĩ, thể trạng hư hàn, hay bị sôi bụng đi đại tiện lỏng, ăn uống chậm tiêu, chân tay lạnh, niêm mạc nhợt nhạt, dày da bụng. Trong bài: bạch truật, biển đậu, ngũ gia bì, củ đinh lăng; cỏ mần trầu, ngân hoa: chống viêm tiêu độc; phòng sâm và bạch truật: bổ khí, nâng đỡ tỳ thổ. Dùng phương pháp này các triệu chứng của trĩ giảm rõ rệt. Bệnh nhân dễ chịu, ăn uống sinh hoạt được cải thiện. Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo các bạn nên hỏi y kiến các bác sĩ trước khi tự ý dùng thuốc.
Hãy liên hệ các bacvs sĩ phòng khám Đông Y Sin Long Đường Hoặc để lại thông tin : 0974.07.04.85 hoặc 0915.180.628 Nguồn sách Bệnh Trĩ Và Cách Chữa.