Nổi mề đay là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi (trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn, người già, nam giới, phụ nữ mang thai – bầu, phụ nữ sau sinh), dễ tái phát và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm, điều trị đúng. Vậy bệnh nổi mề đay là gì? Bị mề đay có tắm được không? Kiêng gì..? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị ra sao? Mời đọc tiếp ở bài nghiên cứu về bệnh lý nổi mề đay mẩn ngứa dưới đây.
TỔNG QUAN
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam, cứ 100 người thì có đến 15 – 20 người bị dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay. Có thể gặp ở bất cứ đối tượng nam nữ nào, không nhất thiết là trẻ em, phụ nữ có thai hay sau sinh (có nguy cơ cao).
Nắm rõ những kiến thức về bệnh là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh và điều trị hiệu quả, cũng như tránh được tiền mất tật mang khi lựa chọn sai phương pháp.
Bệnh nổi mề đay là gì?
Nổi mề đay hay còn gọi mày đay, là phản ứng của các mao mạch trên da gây nên bởi nhiều yếu tố khác nhau (có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh). Đây là một căn bệnh phổ biến và không lây nhiễm từ người này qua người khác.
Phân loại
- Mề đay thông thường: Mề đay cấp (Thường kéo dài khoảng 1 ngày hoặc dưới 6 tuần), Mề đay mãn tính (kéo dài liên tục trên 6 tuần).
- Mề đay vật lý: Mề đay do kích thích cơ học (da vẽ nổi, mề đay do áp lực, do rung), Mề đay do tiếp xúc nhiệt (mề đay cholinergique, mề đay do nóng hoặc lạnh), Mề đay do ánh nắng mặt trời.
- Phù mạch (phù Quincke): thường xuất hiện ở mắt, môi, lòng bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục, cơ quan hô hấp, tiêu hóa. Nguyên nhân chưa rõ, có thể đi kèm các biểu hiện toàn thân, sốt, rối loạn hệ tiêu hóa, đau đầu, choáng, sốc phản vệ,..
Phạm vi và vị trí
Bệnh mề đay có thể xuất hiện ở một số vị trí thường thấy như mặt, chân tay hoặc lưng hoặc toàn thân.
Bệnh mề đay có nguy hiểm không?
Chất histamin được hình thành khi nổi mề đay, nó làm cơ thể có phản ứng ngứa rất khó chịu khiến bệnh nhân gãi liên tục gây ra trầy xước, làm tổn thương da, đồng thời có thể bị nhiễm trùng,..
Bệnh nổi mề đay thường gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, thẩm mỹ mỗi cá nhân mắc phải gián tiếp tác động đến sức khỏe làm mất ngủ, chán ăn, giảm cân,.. Tuy vậy, một số trường hợp lại cho thấy mức nguy hiểm đáng lo ngại khi bệnh mày đay xuất hiện ở:
- Đường tiêu hóa: Làm đau quặn ổ bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
- Tổ chức não bộ gây phù nề, giãn mạch, choáng váng, tụt huyết áp đột ngột,.. rất nguy hiểm. Trong các trường hợp đặc biệt nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
NGUYÊN NHÂN NỔI MỀ ĐAY LÀ GÌ?
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra nguyên nhân gây nổi mề đay nhưng chưa có kết quả. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố khiến bệnh hình thành và phát triển nặng hơn mà mọi người cần lưu ý dưới đây:
- Do thời tiết: Những thay đổi nhiệt độ đột ngột, thời điểm giao mùa cơ thể chưa kịp thích nghi là nguyên nhân dẫn tới nổi mẩn ngứa mề đay.
- Do thuốc: Một số loại thuốc an thần, giảm đau hay kháng sinh, thuốc tây y có thể phát sinh tác dụng phụ làm nổi mày đay.
- Thực phẩm: Rất nhiều người bị dị ứng với đồ ăn khiến họ bị dị ứng và mẩn ngứa.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị mẩn ngứa nổi mề đay thì con cái cũng có nguy cơ.
- Do bệnh lý: Những người có vấn đề gặp phải với gan sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Bụi, khói, phấn hoa, động vật, côn trùng, mỹ phẩm,..
- Nguyên nhân khác: Nổi mề đay có thể đến từ việc thay đổi nội tiết tố gây ra do stress.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị nổi mày đay cao hơn nam giới.
- Độ tuổi: Trẻ em, trẻ sơ sinh tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn tuổi và người già.
TRIỆU CHỨNG NỔI MỀ ĐAY
Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết và chẩn đoán bệnh nổi mề đay. Tuy nhiên, dưới đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, thường gặp nhất:
- Da bị nổi mẩn đỏ, sần phù: Có rất nhiều các nốt mẩn kích thước khác nhau nằm tập trung một chỗ hoặc rải rác khắp người. Lúc đầu có thể ít nhưng sau một thời gian sẽ lan ra toàn thân.
- Ngứa: Vùng da bị bệnh có biểu hiện ngứa rất khó chịu, càng gãi lại càng ngứa và kèm theo nóng, rát. Cơn ngứa ở đỉnh điểm thường là vào buổi chiều tối và ban đêm.
- Triệu chứng khác: Xuất hiện mụn nước, mệt mỏi, tiêu chảy, phù ở môi, mắt, rối loạn nhịp tim, huyết áp tụt..
Các triệu chứng nổi ngứa mề đay thường khá giống với các bệnh về da khác như: chàm, eczema,.. vậy nên để chắc chắn hãy đến cơ sở chuyên thăm khám da liễu để được xác định chính xác.
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN MỀ ĐAY
Chẩn đoán lâm sàng
- Thăm khám các biểu hiện bên ngoài: Kích thước nốt sần, màu sắc đậm hay nhạt, hình dáng, mật độ, vị trí ở một vùng trên da hay khắp người…
- Triệu chứng cơ năng: Càng gãi càng ngứa, càng nổi các nốt mề đay.
- Dựa trên các diễn tiến của bệnh lý.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Làm xét nghiệm máu
- Phân tích da
ĐIỀU TRỊ NỔI MỀ ĐAY HIỆU QUẢ
Điều trị mẩn ngứa mề đay có thể áp dụng theo những phương pháp như Đông y gia truyền, Tây y hiện đại hoặc tự chữa tại nhà theo các phương pháp dân gian từ xa xưa.
Chữa mề đay bằng thuốc Đông y
Đông y quan niệm, nổi mề đay thuộc chứng Phong còn được gọi là Phong ngứa hay Tầm ma chẩn. Căn nguyên chính gây ra bệnh là do Phong – Hàn – Nhiệt xâm nhập, do can khí huyết phát nhiệt, nóng trong dẫn đến mất cân bằng bên trong và bên ngoài cơ thể, hình thành chứng dị ứng nổi mẩn ngứa mề đay.
Điều trị mề đay mẩn ngứa theo Đông y sẽ khắc phục vấn đề từ gốc, khu phong, tán hàn đồng thời bồi bổ can thận giúp phục hồi, tăng cường chức năng của lục phủ ngũ tạng, sức đề kháng, phòng ngừa bệnh quay trở lại.
* Ưu điểm:
- Thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn khi sử dụng
- Dễ hấp thu mà không có các phản ứng phụ
- Không ảnh hưởng đến gan thận, hệ tiêu hóa
- Hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát.
Một số vị thảo dược quý trong Đông y chữa nổi ngứa mẩn mề đay xuất hiện trong các bài thuốc được bốc theo đơn:
- Kim ngân cành: Tán độc, tiêu viêm và kháng khuẩn.
- Diệp hạ châu: Giúp thanh độc, giải nhiệt và tiêu viêm
- Sài đất: Mát gan, giúp dịu ngứa, thanh nhiệt.
- Cà gai: Tác dụng mát gan, thanh nhiệt.
Trong Đông y thì các bài thuốc Nam thường được ưa chuộng hơn thuốc Bắc vì thảo dược có sẵn trong nước, không phải nhập từ bên ngoài, phù hợp với cơ địa của người Việt, khỏi lo là thuốc đã qua chiết xuất từ Trung Quốc.
Cách trị nổi mề đay của Tây y
Trong tây y, các bác sĩ thường điều trị triệu chứng, vì vậy bệnh nhân thường thấy hiệu quả nhanh nhưng lại dễ tái phát. Các loại thuốc chữa nổi mẩn mề đay thường gặp:
- Thuốc kháng histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine,..
- Thuốc corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone,..
- Các loại thuốc bôi ngoài da.
Nếu bệnh khiến cơ thể khó chịu quá thì Tây y sẽ mang lại hiệu quả giảm triệu chứng một cách rõ rệt. Tuy nhiên, có thể xuất hiện nhờn thuốc, điều trị trong thời gian dài gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, khô môi khô miệng,.. Đặc biệt thuốc kháng Histamin có thể gây ra co giật ở trẻ em.
=> Vậy nên tuyệt đối không tự mua thuốc uống. Phải được tư vấn và kê đơn bởi bác sĩ qua những thăm khám chẩn đoán cụ thể.
Cách trị nổi mề đay tại nhà, theo dân gian
Cách chữa trị theo dân gian thường dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp và có thể thực hiện ngay tại nhà. Dưới đây là một số mẹo trị nổi mề đay bằng các bài thuốc dân gian:
- Lá khế: Rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hoặc nấu lấy nước tắm hằng ngày để giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da, làm tan các nốt mẩn đỏ.
- Gừng: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái tăm cho thêm đường phèn, nước rồi đun sôi đến khi nước còn 1/2 bát thì sắc ra và dùng khi còn ấm.
- Kinh giới: Rửa sạch rau kinh giới, đợi ráo nước rồi vò nát đắp lên vùng da bệnh để giảm ngứa rát rất hiệu quả.
- Bài thuốc chữa mề đay bằng tía tô: Xay nhuyễn để lấy nước cốt uống hoặc thoa lên vùng da bệnh hoặc đun lấy nước tắm hằng ngày.
- Mướp đắng: Làm mát cơ thể, diệt khuẩn, chống virus. Cách chữa mề đay bằng mướp đắng: thái lát, đun sôi với nước trong 10 phút sau đó thêm một chút muối. Nước dùng để tắm hoặc rửa vùng da bệnh, thực hiện 2 ngày/lần.
- Trà thảo mộc: Trong dân gian để điều trị mề đay cho phụ nữ mang thai và sau sinh có thể dùng các loại trà hoa cúc, trà atiso, chè vằng,.. có rất nhiều tác dụng trong thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, đặc biệt các loại trà này còn giúp chị em sau sinh chuyển hóa chất béo, giảm mỡ.
Phương pháp trị nổi mẩn ngứa mề đay tại nhà thường sử dụng các bài thuốc dân gian cũng mang lại những hiệu quả, nhưng thường là cách xử lý chủ quan, chưa có kiểm chứng cụ thể, không đánh trúng căn nguyên nên tính hiệu quả chỉ dừng lại ở hỗ trợ điều trị, dễ bị lại.
Phòng tránh bệnh nổi mề đay tái phát
- Tránh xa và không tiếp xúc với các nguyên nhân gây ra bệnh (đồ ăn, bụi, khói, phấn hoa, côn trùng, vật nuôi,..).
- Người nổi mề đay do lạnh cần mặc ấm khi thời tiết chuyển mùa hay khi nhiệt độ hạ thấp.
- Sử dụng các loại mỹ phẩm đảm bảo, phù hợp với làn da.
- Thường xuyên giữ cơ thể sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa, nơi ở.
- Đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi đi ra đường.
- Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn gây ra nổi ngứa mề đay.
- Chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi và trả lời để giải đáp các thắc mắc từ phía bệnh nhân mắc nổi mề đay cũng như người chăm sóc. Tuy nhiên, hãy gọi để được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.
Nổi mề đay bao lâu thì hết?
Trả lời: Thời gian khỏi bệnh còn phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh là gì, đã hết tiếp xúc với các nguyên nhân đó chưa, cũng như vị trí bị nổi mẩn ngứa, phạm vi mề đay, cũng như phương pháp điều trị. Nếu dùng Tây y thì triệu chứng giảm rất nhanh có thể thấy rõ sau 7 – 10 ngày.
Cách làm giảm ngứa mề đay tại nhà?
Trả lời: Nếu quá ngứa mà chưa thể đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, bệnh nhân có thể giảm ngứa bằng phương pháp chườm lạnh hay cách dân gian. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống sẽ làm giảm hiệu quả điều trị sau này do nhờn thuốc hoặc gây ra nguy hiểm cho chính bản thân.
Bệnh mề đay có tự khỏi không?
Trả lời: Đối với bệnh nổi mề đay cấp tính có thể tự khỏi sau khi hết tác động của các nguyên nhân gây bệnh (thường là dưới 6 tuần). Tuy nhiên, các thể nổi mề đay mãn tính thì rất lâu khỏi và thường dễ tái phát nếu không chữa trị sớm và đúng phương pháp.
Nổi mề đay có tắm được không?
Trả lời: Dân gian thường nói mẩn ngứa nổi mề đay nên kỵ gió, nước để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì việc kiêng nước và gió vẫn cần phải đảm bảo nhưng không thể không tắm. Bởi nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể làm viêm nhiễm các nốt mẩn khiến bệnh nặng hơn hoặc mắc thêm các vấn đề về da liễu khác.
Nên tắm như nào khi bị nổi mề đay?
Trả lời: Nên tắm với nước ấm, thực hiện chà xát nhẹ nhàng và không tắm lâu, không sử dụng sữa tắm hay mỹ phẩm, lau người bằng khăn bông mềm. Có thể áp dụng một số cách chữa dân gian ở trên để kết hợp tắm.
Dị ứng nổi mề đay kiêng gì?
Trả lời: Mề đay rất nhạy cảm với các tác động vật lý, hóa chất, nhiệt độ chính vì vậy để điều trị hiệu quả cần kiêng gãi, kiêng tắm với nước nóng hay lạnh, kiêng dùng mỹ phẩm, kiêng gió, ánh nắng mặt trời,..
Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Phụ nữ sau sinh thường phải chăm sóc trẻ. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé vậy mẹ bị nổi mẩn mề đay có nên cho con bú hay không?
Trả lời:
Trường hợp 1: Nổi mẩn ngứa mề đay do thay đổi nội tiết tố hay cơ thể mẹ suy yếu, nhạy cảm với môi trường. Theo chuyên gia, trường hợp này không ảnh hưởng gì đến nguồn sữa mẹ nên có thể cho con bú bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh điều trị thuốc thì không nên cho bé bú vì thuốc có thể được điều tiết qua sữa làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trường hợp 2: Mẹ bị nổi mề đay do dị ứng với thức ăn. Dị ứng là bệnh mang tính chất di truyền và nếu mẹ bị thì con cũng sẽ có khả năng bị. Vậy nên nếu mẹ đang bị dị ứng bởi ăn một món ăn nào đó thì không nên cho bé bú trong thời gian này.
Bị mề đay nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Kiêng ăn
- Các đồ ăn hải sản vì chứa hàm lượng đạm cao (đây là một tác nhân gây dị ứng thường gặp).
- Thực phẩm chứa nhiều đường và muối: các đồ ăn này có thể làm tăng kích thích thần kinh vùng ngoại biên làm tăng các triệu chứng nổi mẩn hoặc làm bệnh tái phát trở lại.
- Thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích, dầu mỡ..
Nên ăn
- Ăn nhiều rau xanh, củ quả: Giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, làm dịu cơn ngứa do Phong nhiệt.
- Ăn tỏi và nghệ: Tăng cường kháng khuẩn cho cơ thể, giúp da mau chóng phục hồi.
- Uống trà xanh: Đã được nhắc đến trong bài thuốc dân gian trị nổi mề đay ở trên.