Nổi mề đay toàn thân, nổi ngứa mề đay khắp người và những điều bệnh nhân cần nắm rõ

Mề đay là một bệnh lý về da điển hình do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Bệnh nổi mề đay có thể ở một phần hoặc toàn thân (phát ban khắp trên người). Mề đay ở thể nhẹ có thể hết sau khi ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, khi bùng phát trở lại có thể nặng hơn, làm xuất hiện mẩn ngứa toàn thân nếu không chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Trang bị đầy đủ những thông tin kiến thức về bệnh nổi mề đay toàn thân là cách tốt nhất để chúng ta nắm rõ được mức độ nghiêm trọng của bệnh, cách chữa trị và phòng tránh toàn diện. Khác với các bài chia sẻ trước nói chung chung về bệnh mề đay, bài viết này sẽ chi tiết hơn về tình trạng dị ứng khắp người. Cùng bắt đầu thôi.

Tìm hiểu chung về bệnh nổi mề đay toàn thân 

Nổi mề đay được gọi là toàn thân khi các triệu chứng ngứa, phát ban xuất hiện trên khắp các vùng da của cơ thể từ 80% – 100%. Bệnh có thể xuất phát từ nổi mề đay ở một vị trí hay bán toàn thân rồi lan rộng ra khắp cả người.

Mề đay là một bệnh không lây nhiễm nên mọi người có thể tiếp xúc với bệnh nhân mà không sợ bị phát bệnh. Tuy nhiên, mề đay lại có thể lây lan sang vùng da khỏe nếu không kịp thời chữa trị dẫn đến mẩn ngứa toàn thân. Để biết mề đay có lây qua con đường di truyền hay không hãy tham khảo TẠI ĐÂY.

Các biến chứng nguy hiểm:

  • Phù mạch
  • Sốc phản vệ
  • Suy nhược cơ thể
  • Nguy cơ bị nhiễm trùng.

Để tìm hiểu chi tiết 4 biến chứng kể trên bạn có thể truy cập và tham khảo tại bài viết trước “Bệnh dị ứng nổi mề đay nói chung và khi mang thai có nguy hiểm không?“.

Mề đay là một bệnh da liễu nhạy cảm, ngoài việc phải kiêng gió, phòng phong, tránh xa các tác nhân gây kích ứng còn phải kiêng cả nước nữa. Đặc biệt với nổi mề đay toàn thân, cần phải hạn chế việc dùng nước lại, khi tắm cần phải tuân thủ 4 quy tắc tắm cho người bị mề đay.

Nguyên nhân khiến bạn bị nổi ngứa mề đay toàn thân là gì?

Tương tự như bệnh mề đay nói chung chúng ta cũng có các yếu tố khởi phát như: 

  • Thời tiết, nhiệt độ: Thay đổi đột ngột của thời tiết, giao mùa
  • Do thuốc: tác dụng phụ hoặc do cơ địa mẫn cảm với thành phần.
  • Thực phẩm: Hải sản, tôm, mực, ngao, sò,.. thường có tỷ lệ gây dị ứng cao
  • Các dị nguyên: Nhiều người bị dị ứng với côn trùng, phấn hoa, mỹ phẩm, khói bụi, hóa chất…
  • Và các nguyên nhân khác rất thường gặp mà bạn nên tìm hiểu kỹ tại bài “10 nguyên nhân kinh điển gây nổi mề đay không một ai để ý“.

Triệu chứng nổi mề đay toàn thân

Ngoài các biểu hiện rõ rệt được liệt kê trong bài “Tìm hiểu A-Z về bệnh mề đay“, dạng toàn thân chỉ khác là phát ban, mẩn ngứa thay vì tập trung ở một chỗ thì bây giờ là ở khắp trên người. Chính vì phạm vi của bệnh trên diện rộng nên nó thực sự rất nghiêm trọng và cần phải chữa trị nhanh chóng, kịp thời bằng các phương pháp đặc trị.

Bị dị ứng nổi ngứa mề đay khắp người, toàn thân phải làm sao?

Vì tính nghiêm trọng của bệnh khiến nhiều người lo ngại nên Sinh Long Đường xin chia sẻ với bạn đọc một số thông tin và phương pháp điều trị mề đay toàn thân như sau:

Thuốc tây

*Ưu điểm: Cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm ngứa và hết mẩn đỏ chỉ sau một vài tuần.

*Nhược điểm: Tác dụng phụ ảnh hưởng tới chức năng gan, thận có thể gây ngứa, phát ban nặng hơn trong các trường hợp đặc biệt. Dễ bị nhờn thuốc, không chữa được dứt điểm, dễ tái phát.

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc kháng Histamin: Desloratadine (Clarinex), Cetirizine (Zyrtec), Fexofenadine (Allegra) hay Loratadine (Claritin). Tác dụng giúp ức chế sản xuất histamin một chất tạo ra biểu hiện ngứa, nổi mẩn khi cơ thể bị dị ứng mề đay.
  • Thuốc Corticoid dạng bôi và uống: Hydrocortison, Triamcinolone, Flucinar hay Enoti (là những loại thuốc bôi phổ biến cho thể nhẹ); Thuốc uống phổ biến dùng cho các tình trạng nặng hơn gồm Methylprednisolone hay Prednisone, Cortisol,.. 
  • Thuốc Omalizumab (một kháng thể nhân tạo đơn dòng) được dùng cho những bệnh nhân bị mề đay mãn tính, khó chữa trị.

Hoặc một số loại thuốc phổ biến khác cũng được nhắc đến trong bài tìm hiểu về bệnh mề đay TẠI ĐÂY.

Cách chữa mề đay dân gian

Có lẽ đây là phương pháp cực kỳ đơn giản nhưng lại cho hiệu quả khá là ngạc nhiên. Các loại lá thường được dùng để nấu nước tắm, hỗ trợ chữa nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân một cách tốt nhất. Sinh Long Đường đã có biên tập 2 bài chia sẻ về kiến thức chữa mề đay bằng dân gian mà bạn có thể đọc khi truy cập:

> 10 cách kinh điển chữa mề đay nổi bật nhất hiện nay

> Quy tắc điều trị mề đay, 3 mẹo và 6 cách dân gian dễ làm tại nhà

Chữa bệnh nổi ngứa mề đay khắp người theo Đông y

Kế thừa những ưu điểm của phương pháp dân gian nhưng lại cải tiến hơn rất nhiều khi kết hợp nhiều vị thuốc quý. Phương pháp Đông y kết hợp vừa uống (điều trị từ bên trong) lại vừa tắm (chữa từ bên ngoài) cho hiệu quả tăng gấp nhiều lần. 

Ưu điểm trong điều trị mề đay của phương pháp dân gian và Đông y khá giống nhau:

  • Nguồn gốc thảo dược lành tính, không có tác dụng phụ
  • Nguyên liệu phổ biến, giá thành không cao như các loại thuốc Tây
  • Hơn nữa, các vị bổ thận, bảo vệ – tăng cường chức năng gan, cải thiện hệ miễn dịch trong Đông y sẽ giúp người bệnh phòng tránh được tái phát.

> Mề đay nên kiêng gì, nên ăn gì để mau khỏi bệnh  

Trên đây là tổng hợp kiến thức về bệnh dị ứng nổi mề đay toàn thân cùng một số thông tin liên quan bệnh nhân nên biết. Mề đay là bệnh được điều trị hiệu quả tại phòng khám Đông y Sinh Long Đường. Để nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline 24/7.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485