Thấp khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa thấp khớp hiệu quả

Thấp khớp là bệnh xương khớp phổ biến ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người trưởng thành, người già. Bệnh không chỉ làm giảm khả năng vận động do đau nhức các khớp, xương mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nắm rõ bệnh lý là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh và kịp thời chữa trị, vậy nên cùng tìm hiểu thấp khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng cùng cách chữa bệnh thấp khớp hiệu quả dưới đây.

THẤP KHỚP LÀ BỆNH GÌ?

Thấp khớp hay phong thấp còn được biết trong tiếng anh là Rheumatoid Arthritis, một căn bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể: bệnh tự miễn nhiễm.

Chứng bệnh tự miễn nhiễm là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể tự chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Với bệnh thấp khớp thì lớp màng hoạt dịch khớp chính là đối tượng chính của sự tấn công này.

Bệnh thấp khớp được chia thành 2 dạng:

  1. Thấp khớp liên quan tới khớp: Gút, Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống,..
  2. Thấp khớp KHÔNG liên quan tới khớp: Các ảnh hưởng liên quan đến mô mềm như da, nội tạng.

Hoặc cũng có thể chia theo 2 dạng:

  1. Thấp khớp cấp: Thường gặp ở đối tượng trẻ em (từ 6 – 15 tuổi) do nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes ở vùng hầu họng dẫn tới các tổn thương khớp (thường gặp nhất), thần kinh, da, thận, tim.. 
  2. Thấp khớp mạn tính: Thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi.

BỆNH THẤP KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nếu không tìm hiểu và sớm phát hiện để chữa trị hay chữa không đúng, bệnh thấp khớp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

  • Làm biến dạng các khớp: có thể dẫn tới liệt
  • Hội chứng ống cổ tay: dây thần kinh bị chèn ép gây tê, đau không thể cầm nắm, vận động.
  • Hội chứng Sjogren: Làm khô mắt, môi, miệng.
  • Các vấn đề liên quan đến tim mạch (tắc nghẽn, xơ cứng động mạch), phổi (khó thở, viêm nhiễm).
  • Loãng xương
  • Phá hủy sụn và xương
  • Ung thư hạch bạch huyết
  • Nhiễm trùng khớp

NGUYÊN NHÂN THẤP KHỚP

Hiện vẫn chưa biết nguyên nhân chính gây ra bệnh thấp khớp là gì nhưng qua các nghiên cứu cho thấy có thể là do:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các chức năng hoạt động càng kém có thể là nguyên nhân gây ra thấp khớp.
  • Cấu trúc xương bị nhiễm trùng: Khiến cơ thể kích hoạt cơ chế tấn công nhầm sang các mô tế bào khỏe mạnh, màng hoạt dịch khớp (đã nhắc ở trên).
  • Di truyền: Chưa có nhiều kết luận cho nguyên nhân thấp khớp do gen nhưng đây lại là yếu tố quyết định khả năng bị bệnh của bạn. 

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG THẤP KHỚP

Triệu chứng của thấp khớp thường được thể hiện rõ qua các khớp nhỏ như (ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân), các triệu chứng tại khớp gối thường ít hơn. Và 40% người bị thấp khớp có biểu hiện không liên quan đến khớp, phổ biến là một trong các dấu hiệu sau:

  • Khớp yếu, bị khô cứng: Thường đỉnh điểm vào buổi sáng ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi, ít vận động. Thời gian có thể kéo dài vài giờ hoặc cả ngày.
  • Khớp sưng và ấm lên
  • Mệt mỏi, uể oải và đau khi vận động.
  • Có các nốt mẩn đỏ lạ dưới da mà không rõ nguyên nhân
  • Có thể sụt cân và sốt

NHỮNG AI CÓ THỂ MẮC BỆNH THẤP KHỚP?

Theo các nghiên cứu và khảo sát cho thấy phụ nữ là đối tượng dễ bị thấp khớp, gây ra tổn thương nặng nề và khó chữa hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do sức khỏe và thể trạng của nam giới tốt hơn. Dưới đây là một số trường hợp có nguy cơ bị thấp khớp:

  • Phụ nữ hoặc nam giới có thói quen hút thuốc lá
  • Thừa cân béo phì
  • Người già
  • Gia đình có người bị thấp khớp
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lười vận động
  • Người bị bệnh liên quan đến khớp khác

KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN BỆNH

Rất khó để có thể chẩn đoán thấp khớp ở giai đoạn đầu vì những biểu hiện, triệu chứng thường không rõ ràng và rất giống với các bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, vẫn có các kỹ thuật được sử dụng phổ biến như:

  • Khám lâm sàng: Kiểm tra các biểu hiện phần khớp sưng đỏ và ấm, đánh giá các phản xạ của khớp.
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Cộng hưởng MRI hoặc siêu âm.

CHỮA BỆNH THẤP KHỚP HIỆU QUẢ

Hiện nay, điều trị thấp khớp trong Đông y thường mang lại hiệu quả rõ rệt và an toàn khi áp dụng các phương pháp:

  • Vật lý trị liệu: Massage, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt
  • Liệu pháp nóng, liệu pháp lạnh
  • Giảm cân
  • Vị thuốc nam bao gồm các thảo dược lành tính, dễ uống, dễ hấp thu và không tương tác phụ để chống viêm, làm chậm quá trình phá hủy khớp, bồi bổ xương khớp..

Để việc điều trị thấp khớp trở nên có hiệu quả nên kết hợp lối sống sinh hoạt phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống đủ dinh dưỡng, tập thể dục thể thao thường xuyên,..

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm được cho là giúp cải thiện tốt triệu chứng và hỗ trợ điều trị thấp khớp: 

  • Các thực phẩm giàu vitamin A, E như: Cà rốt, khoai lang, bơ, rau xanh đậm màu, hạt mè, lạc vừng và giá đỗ,.. giúp chống lão hóa xương khớp, bảo trước các tác nhân nội ngoại.
  • Nấm đông cô và mộc nhĩ giúp cơn đau trở nên nhẹ hơn.
  • Trong cá hồi, cá thu hay cá trích.. chứa rất nhiều axit béo Omega 3 giúp cơ thể kháng viêm, loại bỏ cứng khớp, giảm đau cực tốt.
  • Trái cây có thể bổ sung loại chứa vitamin C rất tốt cho cơ thể

Bệnh thấp khớp không nên ăn gì?

  • Ăn ít dầu mỡ hay các món chiên xào: xúc xích, gà rán,..
  • Không ăn các thực phẩm chứa nhiều thành phần phốt pho như nội tạng động vật
  • Giảm lượng muối và đường
  • Không uống các loại nước có gas
  • Ít ăn các loại củ quả giàu Oxalic như việt quất, mận, củ cải.
  • Ngưng uống rượu bia và các chất kích thích.

Đông y Sinh Long Đường chuyên khám và chữa trị các bệnh trong đó thấp khớp được điều trị rất hiệu quả bằng các vị thuốc gia truyền kết hợp vật lý trị liệu. Hãy liên hệ để được tư vấn trực tiếp từ bác sĩ của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485