Ung thư vú là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách liệu pháp điều trị hiệu quả

Ung thư vú là căn bệnh chiếm tỷ lệ phần trăm gây tử vong cao nhất ở phụ nữ. Thế nên việc phát hiện sớm các triệu chứng và kịp thời điều trị là tối quan trọng. Hãy trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về bệnh lý nguy hiểm này bằng cách nghiên cứu thật kỹ bài viết dưới đây.

TỔNG QUAN

Theo thống kê của IARC – Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới năm 2018 cho thấy, tại Việt Nam, số phụ nữ bị ung thư trong đó chiếm 20,6% là ung thư vú (cao nhất), ung thư đại trực tràng chiếm 9,6%, phổi 9,4%, ung thư dạ dày 8,6% và gan là 7,8%.

Ung thư vú là gì?

Ung thư vú là từ dùng để chỉ một khối u ác tính bên trong bầu vú của phụ nữ. U có thể là u lành tính (không phải ung thư) hoặc u ác tính (ung thư). 

Bệnh ung thư vú xuất hiện khi các tế bào thuộc tuyến vú có sự mất kiểm soát về tăng trưởng, liên tục phân chia lấn át lại các tế bào bình thường. Sau một thời gian có thể lan sang các mô, cơ quan nội tạng khác của cơ thể gọi là di căn.

Vị trí khởi phát

Đa số ung thư vú đều bắt đầu hình thành từ bên trong nhóm tế bào niêm lót tiểu quản. Những trường hợp ung thư còn lại thường bắt đầu tại tế bào niêm lót thùy hay những mô vú khác.

Các giai đoạn phát triển của ung thư vú

Giai đoạn 0 (Tiền ung thư)

Không có bất cứ dấu hiệu di căn nào xảy ra, nếu kịp thời phát hiện trong giai đoạn này thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 90 – 100%.

Giai đoạn I (Xâm lấn)

  • Giai đoạn IA: Không thể phát hiện ung thư vú qua hạch bạch huyết. Kích thước khối u thường nhỏ hơn 2cm.
  • Giai đoạn IB: Đã phát hiện một số tế bào ung thư nhỏ có kích thước 0.2 – 2.0mm trong 1 – 3 hạch bạch huyết dưới cánh tay.

Giai đoạn II (Phát triển)

  • Giai đoạn IIA: Kích thước khối u vẫn nhỏ hơn 2cm và phát hiện ra một số tế bào ung thư có kích thước lớn hơn 2.0mm trong 1 – 3 hạch bạch huyết ở dưới cánh tay hay trong hạch bạch huyết gần xương ức; hoặc khối u có kích thước từ  2 – 5cm và không phát hiện ung thư trong các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn IIB: Kích thước khối u đã lớn hơn từ 2 – 5cm và có phát hiện nhóm tế bào ung thư có kích thước 0.2 – 2.0mm trong các hạch bạch huyết; hoặc khối u có kích thước từ 2 – 5cm và có phát hiện ung thư trong 1 – 3 hạch bạch huyết dưới cánh tay hay gần xương ức; hoặc kích thước khối u lớn hơn 5cm và không phát hiện tế bào ung thư.

Giai đoạn III (Lan rộng)

  • Giai đoạn IIIA: Khối u vú có kích thước bất kỳ (hoặc không phát hiện khối u) và có phát hiện tế bào ung thư trong 4 – 9 hạch bạch huyết phía dưới cánh tay hay gần xương ức; hoặc kích thước khối u lớn hơn 5cm và phát hiện nhóm nhỏ tế bào ung thư kích thước 0.2 – 2.0mm trong hạch bạch huyết; hoặc khối u phát triển lớn hơn 5cm đồng thời phát hiện ung thư trong 1 – 3 hạch bạch huyết dưới cánh tay hay gần xương ức.
  • Giai đoạn IIIB: Khối u có thể ở bất kỳ kích thước nào, đã di căn lên thành ngực, đến da ngực gây sưng hoặc viêm loét. Ngoài ra, có thể phát hiện ung thư trong 9 hạch bạch huyết dưới cánh tay hay gần xương ức.
  • Giai đoạn IIIC: Khối u có thể ở kích thước bất kỳ (hoặc không phát hiện), ung thư vú đã di căn lên thành, da ngực gây ra viêm loét, sưng. Phát hiện tế bào ung thư trong 10 hạch bạch huyết trở lên ở dưới cánh tay hay gần xương đòn, xương ức.

Giai đoạn IV (Di căn)

Khối u có bất kỳ kích thước nào và có thể phát hiện ung thư tại các vùng cơ thể khác ngoài tuyến vú. Thông thường là xương, phổi, gan và não.

NGUYÊN NHÂN UNG THƯ VÚ

Các yếu tố về gen và môi trường thường là nguyên nhân gây ra ung thư vú ở phụ nữ.

Di truyền

Theo thống kê của tổ chức ung thư thế giới, khoảng 5 – 10% bệnh nhân ung thư vú có liên quan đến đột biến gen được di truyền từ các thế hệ trước trong gia đình. Loại gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú này là BRCA1BRCA2. Ngoài ra đây cũng là gen gây ra ung thư buồng trứng cho phụ nữ.

Yếu tố khác

  • Giới tính: Ung thư vú không chỉ xuất hiện ở nữ mà nam giới cũng mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, phụ nữ tỷ lệ cao hơn rất nhiều.
  • Độ tuổi: Càng cao tuổi phụ nữ càng gia tăng nguy cơ
  • Phơi nhiễm với tia hoặc chất phóng xạ
  • Béo phì
  • Có kinh trước 12 tuổi.
  • Sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30
  • Sử dụng các liệu pháp nội tiết tố sau kỳ mãn kinh
  • Dung nạp đồ uống có cồn.
  • Đã từng bị u thùy vú tại chỗ hoặc sinh phì đại tuyến vú không đặc hiệu.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG UNG THƯ VÚ LÀ GÌ?

Dấu hiệu rõ nhất của ung thư vú là sờ thấy khối u (có thể cứng hoặc mềm, đau hoặc không đau).

  • Sưng phù, nổi hạch một phần hay toàn bộ vú: Nếu vú nổi khối lạ không rõ nguyên do thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
  • Thay đổi màu da: Những bệnh nhân mắc ung thư vú thường xuất hiện những thay đổi về da tại bầu ngực: Nếp nhăn, hơi lõm, xuất hiện mụn và ngứa không dừng.
  • Núm vú thụt vào trong.
  • Đau vùng ngực: Đau âm ỉ không theo quy luật. Nhiều khả năng đây là báo hiệu giai đoạn sớm của bệnh ung thư vú.
  • Đau lưng, vai gáy: Một số phụ nữ thăm khám khi gặp dấu hiệu này đã phát hiện mắc ung thư vú. Cơn đau thường là ở lưng hay giữa 2 bả vai. Dễ nhầm lẫn với bệnh lý giãn dây chằng hoặc cột sống.
  • Xuất hiện dịch nhưng không phải sữa.

CHẨN ĐOÁN – TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ

  • Khám vú: Để tìm những thay đổi bất thường diễn ra xung quanh ngực, núm vú, màu da, khối hạch,..
  • Siêu âm vú.
  • Chụp cộng hưởng từ phần vú (MRI)
  • Chụp nhũ ảnh (Mamography).
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm dịch tiết ra từ vú
  • Sinh thiết vú

Mọi xét nghiệm chẩn đoán, tầm soát ung thư vú đều phụ thuộc vào bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh lý của từng người.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú phù hợp dựa trên các yếu tố: Giai đoạn, kích cỡ khối u, loại ung thư vú, tình trạng sức khỏe người bệnh, mức độ nhạy cảm của tế bào ung thư với hormone.. 

Điều trị tại chỗ với: Phẫu thuật và chiếu xạ

  • Phẫu thuật: Thực hiện mổ cắt bỏ u vú hoặc cắt bỏ vú, bỏ hạch bạch huyết ở vị trí nách.
  • Xạ trị: Giúp giải quyết nốt phần tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình phẫu thuật.

Trị liệu toàn thân với: Hóa trị và liệu pháp hormone (liệu pháp nội tiết tố)

  • Hóa trị: Sử dụng thuốc theo đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch để ức chế, ngăn chặn, tiêu diệt tế bào ung thư. Thường thực hiện theo chu trình, kéo dài nhiều tháng và có thời gian nghỉ giữa các chu trình. Phương pháp trị ung thư vú này thường có một số tác dụng phụ: mệt mỏi, tóc rụng, đau bao tử.. 
  • Liệu pháp nội tiết tố: Nếu Estrogen là nguyên nhân gây tăng sinh tế bào ung thư vú thì bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc Tamoxifen giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Estrogen.

Các phương pháp khác

Tế bào gốc, điều trị trúng đích (kháng thể đơn dòng, thuốc ức chế tyrosine kinase, chất ức chế cyclin-CDKs nội tiết), vitamin, thảo dược,.. 

PHÒNG NGỪA UNG THƯ VÚ

Phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú ở mức: Trung bình

  • Thăm khám định kỳ vú
  • Tầm soát ung thư vú khi có những biểu hiện sớm
  • Không uống thức uống có cồn
  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày.
  • Hạn chế dùng các liệu pháp nội tiết tố sau mãn kinh
  • Duy trì cân nặng
  • Ăn uống lành mạnh.

Phòng ngừa cho phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú ở mức: Cao

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc ức chế sản xuất Estrogen hay ức chế tổng hợp Estrogen.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú 2 bên có thể kèm theo bỏ buồng trứng.

GIẢI ĐÁP MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Một số thắc mắc thường gặp sẽ được chuyên gia giải đáp tại đây. Mọi thắc mắc khác hãy liên hệ trực tiếp phòng khám Đông y Sinh Long Đường để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ.

Ung thư vú có chữa được không?

Trả lời: Việc chữa khỏi được hay không còn phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh (đang thuộc giai đoạn nào, kích thước ra sao,..). Tuy nhiên, như ở trên đã đề cập, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 0 và thực hiện điều trị đúng phương pháp thì tỷ lệ thành công 90 – 100%.

Ung thư vú sống được bao lâu?

Trả lời: Thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú không thể tiên lượng trước được. Tuy nhiên, với bệnh được điều trị ở giai đoạn sớm thì có thể kéo dài thêm trên 5 năm tuổi thọ là 90%. Nếu ở giai đoạn muộn thì cơ hội sống được 5 năm là rất thấp chỉ 20%. 

Khám ung thư vú ở đâu?

Trả lời: Hãy đến những cơ sở chuyên khoa để thực hiện tầm soát bệnh. Nếu chưa thực sự tin tưởng có thể làm thêm tại các cơ sở khác.

Mẹ bị ung thư vú có cho con bú được không?

Trả lời: Ung thư vú đến từ chính tế bào của cơ thể, các tế bào này tăng sinh đột biến mất kiểm soát lấy hết dinh dưỡng của tế bào bình thường. Nên đây là bệnh không lây truyền và không ảnh hưởng đến sữa, không tác động gì đến sức khỏe của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485