Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì? Cách chữa viêm da cơ địa ở tay hiệu quả

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến thường xuất hiện tại một số vị trí như: ở tay, chân, mặt, ngực và lưng. Trong bài này hãy đi tìm hiểu viêm da cơ địa ở tay là gì, cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay như thế nào, có khác gì cách chữa thông thường không nhé!

Tổng quan về bệnh viêm da cơ địa ở tay

Viêm da cơ địa ở tay là biểu hiện của bệnh lý viêm da cơ địa thông thường có vị trí xuất hiện ở bàn tay, ngón tay hay cánh tay. Đây là bộ phận trên cơ thể hay tiếp xúc với hầu hết các vật thể xung quanh nhất nên dễ bị kích ứng và tổn thương. 

Bệnh viêm da cơ địa ở tay khó chữa, thời gian điều trị thường lâu hơn các vị trí khác, dễ tái phát vì:

  • Dễ bị bám dính bụi bẩn vì quần áo thường không che chắn vị trí này. Nếu đi bao tay thì rất bất tiện, hơn nữa làm như vậy gây bí bách, ra mồ hôi, cản trở việc chữa và điều trị.
  • Tay thường xuyên phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hay công việc
  • Tiếp xúc trực tiếp với lông động vật, hoa, phấn hoa, nhựa,.. hay các tác nhân dị ứng khác.
  • Tiếp xúc hóa chất xà phòng lúc tắm, gội đầu, rửa tay,..

Con đường lây nhiễm

Đây không phải là bệnh da liễu lây nhiễm. Vậy nên nó không thể truyền từ người bệnh sang người khỏe theo bất cứ con đường nào kể cả khi tiếp xúc trực tiếp qua bắt tay hay nắm tay. Đã có bài chia sẻ rất kỹ về vấn đề này đọc giả nên tham khảo TẠI ĐÂY.

Viêm da cơ địa ở tay nguy hiểm như nào? 

Dù là ở tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể bệnh cũng ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống cá nhân: sẽ khiến người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, làm thay đổi thói quen cử động, dễ nhiễm trùng, mất thẩm mỹ và hình thành sẹo vĩnh viễn nếu không được chữa trị sớm, đúng cách.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm da cơ địa ở tay

Bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn:

  1. Giai đoạn cấp tính: Giai đoạn khởi phát, các triệu chứng trong thời kỳ này biểu hiện rõ ràng, không mập mờ nhưng có thể biến mất ngay sau đó.
  2. Giai đoạn bán cấp tính: Giai đoạn tiếp nối của giai đoạn 1, các biểu hiện bên ngoài lộ rõ và duy trì như vậy trong suốt thời kỳ.
  3. Giai đoạn mãn tính: Giai đoạn nặng, trong thời gian này bệnh nhân cực kỳ khó chịu, các triệu chứng gia tăng cấp độ và số lượng.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay là gì?

Bệnh có nguyên nhân giống với viêm da cơ địa thông thường. Tuy nhiên, một số yếu tố tiếp xúc sẽ được đề cao hơn vì đó là bản chất của bộ phận này.

Triệu chứng, biểu hiện, cách nhận biết viêm da cơ địa ở tay

Để không nhầm lẫn giữa các bệnh da liễu khác bạn cần đọc kỹ các biểu hiện, triệu chứng viêm da cơ địa ở tay dưới đây.

  • Giai đoạn cấp tính: Da xù xì, mẩn đỏ nhưng không có vảy và chưa phân chia ranh giới rõ ràng, xuất hiện mụn nước li ti kèm theo ngứa.
  • Giai đoạn bán cấp tính: Các ban đỏ đã rõ ràng hơn (hình tròn và đã phân chia ranh giới rõ ràng). Da khô, dày hơn, rất ngứa và dễ nứt nẻ,..
  • Giai đoạn mãn tính: Các tế bào da bong tróc, ngứa và rát, mẫn cảm với nước (xót), có thể chảy máu.

Cách chữa viêm da cơ địa ở tay

Hiện nay, nổi bật là 3 phương pháp: Tây y hiện đại, Đông y cổ truyền và cách dân gian. Mỗi phương pháp có một thế mạnh riêng nhưng để xử lý dứt điểm có lẽ chỉ các bài thuốc nam trong Đông y mới làm được điều này. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu từng phương pháp để biết họ chữa như thế nào, ưu nhược điểm là gì từ đó có lựa chọn chính xác cho việc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay.

Tây y

  • Thuốc chống viêm: Các loại thuốc có thành phần chủ yếu là corticoid với tác dụng giảm triệu chứng viêm, giảm đỏ da và sưng ngứa.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, nên vệ sinh da trước khi bôi và để qua đêm để đạt hiệu quả cao nhất.
  • Kem dưỡng ẩm: Viêm da cơ địa thường gây ra tình trạng da khô, nứt nẻ. Vì thế một số loại thuốc hay kem dưỡng ẩm sẽ được kê đơn để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này.
  • Thuốc kháng histamin: Tác dụng của thuốc làm ức chế sản sinh histamin của cơ thể giúp giảm ngứa. Loại này có thể gây buồn ngủ, an thần.
  • Thuốc uống Steroid: Thường được sử dụng khi bệnh chuyển biến nặng. Tuy nhiên, không nên điều trị dài với thuốc này vì tác dụng phụ nguy hiểm như đục thủy tinh thể, loãng xương, tăng đường huyết,..
  • Ức chế miễn dịch toàn thân: Pimecrolimus và tacrolimus thường được dùng để điều trị những trường hợp nghiêm trọng. Tuy nhiên, không nên tự ý mua và sử dụng bởi thuốc có thể gây ngứa, kích ứng tại chỗ. 

*Ưu điểm: Cải thiện nhanh triệu chứng, bệnh có thể nói là khỏi nhanh nhất trong các phương pháp chữa trị hiện nay.

*Nhược điểm: Thuốc tây luôn tiềm ẩn các tác dụng phụ và gây ra nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, hệ tiêu hóa.

Chữa viêm da cơ địa ở tay theo cách dân gian

*Ưu điểm: Gần gũi, dễ thực hiện tại nhà, chi phí thấp, có hiệu quả.

*Nhược điểm: Chưa được kiểm chứng, hiệu quả nhưng chậm, đôi khi khỏi với người này nhưng chưa chắc đã khỏi với mình.

> Tham khảo: 5 cây thuốc chữa viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay

Đông y

Y học cổ truyền quan niệm, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở mặt, thân, tay hay chân,.. đến từ 2 yếu tố chính: ngoại sinh (hóa chất, thời tiết, nhiệt độ,…) và nội sinh (do thể tạng gan hoạt động kém, thận hư suy dẫn tới chất độc bị kìm hãm bên trong cơ thể dẫn đến phát bệnh).

Việc điều trị viêm da cơ địa cần thực hiện xử lý căn nguyên gây bệnh thì mới hy vọng khỏi được. Chính vì vậy, bài thuốc nam ngoài thành phần là các hoạt chất chống viêm, kháng sinh còn có các vị ích thận, bổ gan thêm vào giúp tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị, không tái phát. Đặc biệt thuốc Đông y nguồn gốc 100% thảo dược là cây thuốc tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, chi phí thấp, sắc uống đơn giản. 

Những lưu ý khi chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay

Để không làm cản trở quá trình chữa bệnh cũng như tăng cường được tính hiệu quả điều trị giúp bệnh mau khỏi ngoài việc dùng thuốc còn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Nên kiêng các thực phẩm: hải sản, thịt đỏ, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,thịt gà và trứng.
  • Nên ăn: Rau củ quả, trái cây giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất, thực phẩm giàu protein.
  • Không sử dụng mỹ phẩm, dầu gội, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, thành phần gây kích ứng.
  • Gãi khiến cho bệnh lâu khỏi và có nguy cơ bội nhiễm.
  • Vệ sinh sạch da mặt trước khi thoa thuốc.

Trên đây là bài chia sẻ kiến thức về viêm da cơ địa ở tay cùng các cách chữa trị tốt nhất hiện nay. Đây là bệnh lý điều trị hiệu quả tại Sinh Long Đường. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ hotline hoặc đến trực tiếp để được các bác sĩ tư vấn Miễn Phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0974.07.0485